Ý nghĩa việc quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Lần đầu tiên khai sinh ra quy định; về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tại Điều 107 BLHS 1985; Điều 102 BLHS 1999; và cho đến nay quy định tại Điều 132 BLHS 2015; mặc dù nước ta ít trường hợp xét xử về tội này; nhưng có ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự hết sức to lớn. Đó là:

Thứ nhất, thể hiện mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật hình sự.

Xét về mặt đạo đức, người có điều kiện mà không cứu giúp người bị nạn; sẽ bị dư luận xã hội lên án. Còn người quên mình giúp người bị nạn luôn là tâm gương để mọi người noi theo.

Việc xử lý loại tội này nhằm chủ yếu giáo dục cho mọi người; có ý thức cứu giúp người khác; khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Qua đó, pháp luật lấy đạo đức làm quy tắc; chuẩn mực được Nhà nước thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật; và Nhà nước cũng sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ đạo đức.

Điều 132 BLHS 2015 quy định mang ý nghĩa giá trị đạo đức như sức khỏe, tính mạng con người; được Nhà nước bảo vệ bằng PLHS. Pháp luật hướng tới con người sống trong xã hội phải có đạo đức; tôn trọng con người vì lợi ích; vì sức khỏe và tính mạng của con người. Thông qua việc quy định hành vi của con người có đủ điều kiện; mà thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết; là tội phạm; và phải chịu hình phạt nghiêm khắc của Nhà nước.

Thứ hai. Tạo cơ sở pháp lý cho đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm đến sức khỏe; và tính mạng của người khác.

Nhà nước quy định tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội; là nhân danh ý chí của nhân dân; là sự thể hiện thái độ của nhân dân.

Quy định này. một mặt cấm con người không thực hiện hành vi vô tâm; bỏ mặc người khác đang ở trong tỉnh trạng sắp chết; có điều kiện cứu giúp; mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết; bằng sự răn đe áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Mặt khác, quy phạm pháp LHS này cũng buộc những người phát hiện ra hành vi bỏ mặc; không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng sắp chết tuy có điều kiện cứu giúp; mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người xảy ra thì phải tố giác tội phạm này với các cơ quan chức năng để truy cứu TNHS.

Xem thêm: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Thứ ba. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển quyền được sống của con người.

Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội; con người với bàn tay lao động; và trí óc sáng tạo đã xây dựng và phát triển xã hội ngày càng phát triển. Vì thế bảo vệ quyền được sống của con người là để tạo dựng một xã hội trong sạch; và tiến bộ là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước; xã hội ngày càng phát triển thì việc bảo vệ con người; cũng như bảo vệ sức khỏe; và tính mạng con người càng được chú trọng. Nhà nước khẳng định con người là trung tâm. Vì thể việc quy định tội trên có ý nghĩa hết sức to lớn.

Thứ tư. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Phần nào việc quy định tội danh trên thể hiện; Nhà nước vẫn luôn đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN; buộc các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tr, truy tố, xét xử phải áp dụng đúng đắn những quy định của PLHS.

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,