1. Căn cứ pháp lý:
Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
2. Khái niệm chung:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối; do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý; xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cả nhân.
3. Đặc điểm chung:
Một là, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại đến quyền sở hữu của nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân. Đối tượng tác động của tội là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác.
Hai là, hành vi được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Nghĩa là, người phạm tội đưa ra những thông tin gian dối; người khác, từ đó tin những thông tin trên là thật, là đúng; mà giao tài sản đến người phạm tội.
Ba là, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là, người phạm tội biết tài sản sắp chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sự sở hữu hợp pháp của người khác; nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình một cách trái pháp luật.
4. Dấu hiệu pháp lý chung:
– Khách thể:
Là quan hệ sở hữu về tài sản. Đặc điểm của tội phạm này chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản. Đó là điểm khác so với tội cướp tài sản, cướp giật tài sản,… vì các tội trên ngoài khách thể là quan hệ sở hữu tài sản; còn là khách thể về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe.
– Mặt khách quan:
Ở dấu hiệu hành vi khách quan. Có hai hành vi thực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
Về dấu hiệu hậu quả của tội phạm. Đây là tội có cấu thành vật chất. Nghĩa là trong cấu thành tội phạm có phản ảnh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản. Nói rõ hơn, đó là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Xem thêm: PHÂN BIỆT TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ở mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tội phạm.
Hành vi gian dối diễn ra trước hành vi chiếm đoạt. Đây là cơ sở đầu tiên để kiểm tra có mối quan hệ nhân quả hay không.
Hành vi gian dối là yếu tố chủ yếu để quyết định việc chiếm đoạt được tài sản. Thực tế có trường hợp có hành vi gian dối; nhưng lại không có khả năng hiện thực hóa; thiệt hại tài sản ở trường hợp đò thuộc tội khác.
– Chủ thể:
Thường là chủ thể thường nên không có ngoại lệ. Trừ người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
– Mặt chủ quan:
Về dấu hiệu lỗi.
Mặt lý trí được biểu hiện: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình. Đó là gây nguy hiểm cho xã hội. Thấy hậu quả của mình là gây thiệt hại về tài sản cho người khác.
Mặt ý chí biểu hiện: người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra; cụ thể là chiếm đoạt tài sản người khác.
Về động cơ của tội. Chủ yếu là vụ lợi như do tham lam, do điều kiện hoàn cảnh, …
Về mục đích của tội. Nhằm chiếm đoạt tài sản
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: chiếm đoạt, hình sự, lừa đảo, Tài sản