PHÂN BIỆT TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

PHÂN BIỆT TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Phân biệt tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có góc nhìn đúng đắn hơn về đặc điểm pháp lý của hai tội. Từ đó, việc định tội, truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đảm bảo, đúng tính chất.

Căn cứ pháp lý: 

  • Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được hiểu như thế nào?

Đây là hành vi nguy hiểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Như là hành vi mượn, vay, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức khác.

Từ đó, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; và dùng tài sản với mục đích bất hợp pháp. Dẫn đến việc xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức.

Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được hiểu như thế nào?

Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý.

Từ đó, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.

Phân biệt tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”:

Ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hành vi gian dối là dấu hiệu bắt buộc; là tiền đề của hành vi chiếm đoạt, chiếm đoạt là kết quả của hành vi gian dối. Và nó xảy ra trước hành vi chiếm đoạt với mục đích chiếm đoạt tài sản. Thực tiễn cho thấy nếu kẻ phạm tội thường thực hiện hành vi gian dối trước khi nhận được tài sản; có hành vi gian dối để xác lập giao dịch nhằm nhận được tài sản và chiếm đoạt tài sản thì giao dịch đó thường là giao dịch vô hiệu và bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối luôn là dấu hiệu bắt buộc ở tội này.

Còn ở tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, hành vi gian dối chỉ có ở loại hành vi thứ nhất được mô tả trong điều luật. Sự gian dối này chỉ xuất hiện sau khi kẻ phạm tội có được tài sản một cách ngay thẳng, ý thức chiếm đoạt tài sản chưa phát sinh từ khi nhận tài sản mà sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt và đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Do đó thông thường giao dịch dân sự phát sinh ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thường là giao dịch bất hợp pháp (cả về nội dung lẫn hình thức), còn ở tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do sự chuyển giao tài sản là ngay thẳng nên ít trường hợp là giao dịch vô hiệu.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , , ,