HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO

1. Tử hình được hiểu như thế nào?

Được quy định tại Điều 40 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án; là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Những tội phạm ấy thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người; các tội phạm về ma túy, tham nhũng; và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định.

2. Đặc điểm của hình phạt tử hình:

Có thể thấy, đây là chế tài hình sự đặc biệt nhất của Nhà nước. Hậu quả là tước đi quyền sống, loại trừ một cá nhân ra khỏi xã hội.

Ngoài tư cách là một hình phạt “đặc biệt”, hình phạt tử hình còn có đặc điểm riêng như:

Thứ nhất, đây là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, dẫn đến hậu quả là tước đoạt mạng sống của người phạm tội. Không có một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này.

Thứ hai, hình phạt tử hình có tính chất không thể khắc phục nếu đã được thi hành. Bởi nếu ở những hình phạt khác, thì khi phát hiện có oan sai, chúng ta vẫn có thể khắc phục được hậu quả. Nhưng người bị kết án tử hình thì sau đó đủ có chứng minh được người đó hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào để khôi phục quyền sống của họ.

Xem thêm: PHÂN BIỆT TRỐN THUẾ VỚI MỘT SỐ HÀNH VI VỀ CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG GIẢ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ GIẢ

Thứ ba, hình phạt này chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không phải đối với mọi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều quy định hình phạt tử hình; và nếu có quy định trong chế tài thì không phải mọi trường hợp đều áp dụng được. Chỉ khi hành vi gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người phạm tội ở vào các trường hợp được BLHS dự liệu trước; cùng với bản án có hiệu lực thì việc áp dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế.

Thứ tư, do tính chất đặc biệt nghiêm khắc, tước đi mạng sống của người khác; nên hình phạt tử hình không bao giờ được quy định độc lập trong chế tài tội phạm. Chỉ được quy định trong chế tài lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Thứ năm, hình phạt không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên, tử hình vẫn đạt mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án.

Thứ sáu, hình phạt này không trái với nguyên tắc nhân đạo; vì hình phạt này bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng. Thêm vào đó, việc áp dụng hình phạt chỉ được áp dụng với một số loại tội danh; ngoài trừ với một số người là người dưới 18 tuổi; phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội, khi bị xét xử hoặc thi hành án.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,