Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng chế định phòng vệ chính đáng

Xuất phát từ những khó khăn vướng mắc; và những trường hợp chưa chính xác trong việc áp dụng BLHS về chế định phòng vệ chính đáng. Dưới đây bài viết xin đưa ra một số đề xuất; kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng chế định phòng vệ chính đáng trong trực tiễn.

Thứ nhất, đối với hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” được BLHS quy định.

Trong BLHS có hai tội danh liên quan đến hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định. Một là Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS). Và Tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; do vượt qua giới hạn phòng về chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết; khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS).

Xét về tính chất, mức độ nguy hiểm. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội xâm phạm tính mạng; nên có tinh nguy hiểm cao hơn so với tội cố ý gây thương tích.

Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;  trong đó, tính chất hành vi là tước đoạt tính mạng người khác; lại có mức hình phạt cao nhất trong CTTP cơ bản; (trường hợp nạn nhân chết) là 02 năm tủ (khoản 1 Điều 126). Trong khi đó trong cấu thành tăng nặng của tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đối với trường hợp “dẫn đến chết người”; tính chất hành vi chỉ là gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; và lỗi vô ý đối với hậu quả chết người; nhưng lại có mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù.

Điều này thể hiện sự bất hợp lý trong quy định của BLHS. Vì vậy, xin đề xuất sửa đổi quy định về hình phạt tại khoản 2; và khoản Điều 136 BLHS theo hướng giảm mức hình phạt cao nhất; đối với tội phạm trong các trường hợp này.

Thứ hai, việc áp dụng ở trong nhiều trường hợp chwua chính xác vì luật chưa được khái quát, cụ thể.

Thực tiễn áp dụng chế định phòng vệ chính đáng cho thấy, việc áp dụng chế định này trong nhiều trường hợp chưa chính xác. Việc xác định các trường hợp cụ thể trong thực tế là phòng vệ chính đáng; hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gặp nhiều khó khăn. Do luật quy định còn khái quát, chưa cụ thể. Điều đó dẫn đến những quan điểm, đánh giá, nhận định khác nhau. Theo quy định của BLHS, hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải là hành vi chống trả “cần thiết”. Còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả “rõ ràng quá mức cần thiết”.

Vì vậy, vẫn một hành vi nhưng có thể được người áp dụng luật này đánh giá là chống trả “cần thiết”; nhưng ngược lại, người áp dụng luật khác lại đánh giá là chống trả quá mức cần thiết. Vì vậy, để có sự nhận thức; và áp dụng luật thống nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn chính thức. Đó là đối với việc nhận thức và áp dụng dấu hiệu chống trà “cần thiết”; và dấu hiệu chống trả “rõ ràng quá mức cần thiết”. Mặc dù, luật quy định “khái quát”. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng chế định này nhiều trường hợp chưa đúng; chủ yếu do nhận thức về quy định của BLHS; và tinh thần quy định của BLHS chưa đúng. Vì vậy, các văn bản hướng dẫn về chế định phòng vệ chính đang cần tập trung hướng dẫn vấn đề nhận thức quy định của BLHS.

Thứ ba, là về công tác đào tạo, tập huấn.

Ngoài việc hoàn thiện pháp luật hình sự thì công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ. Cụ thể là áp dụng pháp luật hiệu quả, đúng quy định, nâng cao trình độ, năng lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; cũng như tinh thần trách nhiệm cao của người áp dụng pháp luật

Thứ tư, là về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Để các quy định của BLHS đi vào cuộc sống; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; bảo vệ tốt hơn nữa quyền của công dân. Cần tiếp tục nâng cao và đổi mới công tác tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân; giúp tăng cường hiểu biết đúng về phòng vệ chính đáng; việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng của mình; cũng như ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Thứ năm, cần tăng cường công tác giám sát việc thực thi pháp luật.

Từ đó đưa pháp luật hình sự nói chung; và chế định phòng vệ chính đáng nói riêng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Đồng thời kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong công tác áp dụng pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định này.

Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,