Dấu hiệu định tội của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (P1)

Việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự; của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tinh mạng; qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm; có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Góp phần giúp người tiến hành tổ tụng; và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra; truy tố và xét xử đảm bào được chính xác.

1. Khách thể của tội phạm:

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng của con người; nên khách thể của tội là quyền sống, quyền được tôn trọng; và bảo vệ tính mạng. Người phạm tội đã không tuân thủ xử sự cứu giúp người; khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; đó là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ.

Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội phạm này với các tội phạm có tính chất tương tự như tội giết người, tội vô ý làm chết người; hay một số tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe khác. Do đó, việc xác định khách thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận; mà không có ý nghĩa về mặt thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Ta có thể phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:

Thứ nhất, thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tinh mạng. Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của một người đang gặp sự nguy hiểm; mà tính mạng của người đó đang bị đe dọa sẽ gây ra hậu quả chết người; nếu không được cứu giúp kịp thời.

Sự nguy hiểm đó có thể do tai nạn bất ngờ (người sắp chết đuối do rơi xuống nước mà không biết bơi; bị thương do tai nạn giao thông; tai nạn trong lao động,… ) buộc phải được sự cứu giúp kịp thời. Sự nguy hiểm này có thể do nhiều phía gây ra như do bên ngoài gây ra; do chính người thực hiện hành vi không cứu giúp gây ra; hoặc có thể do chính bản thân người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đó gây ra.

Thứ hai, người không cứu giúp là người có đủ điều kiện cứu giúp để cứu giúp. Có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; là khả năng thực tế (tức là đủ các điều kiện cần thiết) có thể cứu được nạn nhân. Điều kiện cứu giúp ở đây là yếu tố quan trọng; quyết định tới hành vi của người có nghĩa vụ cứu giúp; là khả năng của một người có thể làm được có thể do bẩm sinh, rèn luyện, học tập hoặc do tính chất nghề nghiệp mà có.

Xem thêm: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Trong một trường hợp cụ thể, lại phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn; chứ không phải chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có của người cứu giúp. Khả năng sẵn có của con người chỉ là bước đệm tạo điều kiện để có thể cứu người đang bị nguy hiểm đến tính mạng; còn thực tế có cứu giúp được hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Đồng thời điều kiện có những người ở trong điều kiện đó lại không có khả năng; mà không cứu được người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng; dẫn đến người này chết thì cũng không bị coi là phạm tội.

Thứ ba, người không được cứu giúp chết. Hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; chỉ bị truy cứu TNHS khi có hậu quả chết người xảy ra. Dấu hiệu chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và hậu quả xảy ra cũng là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.

Xem thêm: Dấu hiệu định tội của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (P2) 

Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tỉnh trạng nguy hiểm đến tính mạng; là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nếu thỏa mãn ba điều kiện. Một là, hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Hai là hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp; với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế; làm phát sinh hậu quả chết người khác. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thưởng; của đối tượng tác động của tội phạm. Ba là hậu quả chết người đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan; của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

Tags: ,