DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI (PHẦN 1)

1. Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm:

Theo đó, đối tượng tác động của tội giết người là con người đang sống; là chủ thể của quan hệ nhân thân. Chỉ khi tác động vào chủ thể – con người đang sống; thì hành vi mới có thể xâm phạm quyền nhân thân, trong đó có quyền sống của con người.

“Người đang sống” được tính từ khi được sinh ra (tồn tại độc lập); và đến trước khi chết não. Do đó, để hiểu rõ hơn; thì dưới đây là các trường hợp không phải là đối tượng tác động của hành vi của tội giết người:

– Thứ nhất, bào thai không phải là đối tượng tác động của tội giết người. Trong đó, bào thai được hiểu là “thai nhi chưa được nhìn thấy từ bên ngoài; qua cửa mình của người mẹ”. Theo đó, bào thai chỉ có thể liên quan đến tội phá thai trái phép (Điều 316 BLHS).

– Thứ hai người đã chết (thi thể) cũng không phải là đối tượng tác động của tội giết người. Theo đó, thi thể chỉ có thể liên quan đến tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319 BLHS).

Ngoài ra cũng cần chú ý. Đối tượng tác động của tội giết người phải là người khác. Do vậy, hành vi tước đoạt tính mạng của chính mình không phải là hành vi khách quan của tội giết người. Đây là hành vi tự sát (tự tử); và không phải là tội phạm theo quy định của PLHS. Tuy nhiên, hành vi xúi giục; hoặc giúp sức người khác tự sát là hành vi phạm tội theo quy định của PLHS.

2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt tinh mang người khác một cách trái pháp luật.

Hành vi tước đoạt tinh mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác hay có khả năng chấm dứt sự sống của người khác Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động phạm tội.

Tóm lại, dù dưới dạng hành động hay dưới dạng không hành động, hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi có khả năng khách quan gây ra cái chết cho người khác. Những hành vi không có khả năng này đều không phải là hành vi khách quan của tội giết người như hành vi bỏ bùa, cúng bái,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, pháp luật vẫn cho phép hành vi tước đoạt tính mạng người khác. Khi đó, hành động này là hợp pháp. Do vậy, theo quy định, hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật.

Xem thêm: DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI (PHẦN 2)

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,