Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho câu hỏi “theo luật giao thông đường bộ thì những ai được quyền dừng xe?”
Cảnh sát giao thông
Cảnh sát giao thông là lực lượng làm nhiệm vụ điều tiết giao thông; hướng dẫn và bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành luật lệ giao thông.
Khi có ùn tắc giao thông hoặc các yêu cầu khác cần thiết để bảo đảm trật tự an toàn, được cho phép tạm dừng phương tiện trên một đoạn đường nhất định; phân luồng, định tuyến lại và nơi tạm dừng, đỗ xe. (Theo Điều 37 khoản 3 Luật giao thông đường bộ 2008)
Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông
Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA, lực lượng cảnh sát khác bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường
Những trường hợp cần huy động cụ thể như sau:
– Khi diễn ra các ngày lễ kỷ niệm diễn ra; các sự kiện chính trị – xã hội; các hoạt động văn hóa, thể thao quan trọng của Nhà nước và địa phương.
– Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
– Khi tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có những diễn biến phức tạp.
– Các trường hợp khác mà trật tự, an ninh giao thông đường bộ gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thanh tra giao thông
Một lực lượng khác có thẩm quyền dừng phương tiện giao thông chính là Thanh tra giao thông. Nhiệm vụ chính của đơn vị này là bảo vệ các công trình giao thông.
Do đó, nếu phương tiện tham gia giao thông có khả năng gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình giao thông đường bộ thì Thanh tra giao thông có thể dừng phương tiện để xử lý (Thông tư 02/2014/TT-BGTVT Điều 15).
Các lực lượng khác như quản lý thị trường,…
Hiện pháp luật không có quy định về việc các lực lượng như quản lý thị trường,… được phép dừng phương tiện hoặc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, nếu người tham gia giao thông vi phạm quy định thuộc lĩnh vực quản lý thì họ có quyền dừng phương tiện và tiến hành xử lý vi phạm lĩnh vực đó.
Ngoài ra, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM còn có Lực lượng 141, lực lượng 363. Các đơn vị này là những tổ công tác liên ngành gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự làm nhiệm vụ tuần tra phòng chống tội phạm trong địa bàn. Được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp nguỵ trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng khả nghi, vi phạm trên các tuyến đường, nút giao thông chính của thành phố.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: giao thông, Thẩm quyền xử phạt