3. Dấu hiệu hậu quả của tội giết người; và dấu hiệu quan hệ nhân quả (QHNQ) giữa hành vi khách quan và hậu quả này:
Hậu quả của tội giết người được quy định là hậu quả chết người. Đây là thiệt hại về thể chất thể hiện hậu quả gây ra cho quan hệ nhân thân; (quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng); là khách thể của tội giết người.
Cùng với dấu hiệu hậu quả chết người trên đây; điều luật cũng đòi hỏi giữa hậu quả này và hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác; phải có quan hệ nhân quả với nhau; vì người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về hậu quả thiệt hại; do chính hành vi khách quan của họ gây ra. Giữa hậu quả chết người và hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác; được coi là có QHNQ với nhau khi:
– Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác; phải xảy ra trước hậu quả chết người,
– Hành vi đó phải có khả năng thực tế; làm phát sinh hậu quả chết người
– Hậu quả chết người đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế; làm chết người của hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Xem thêm: DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI (PHẦN 1)
Với dấu hiệu hậu quả chết người cũng như dấu hiệu QHNQ giữa hậu quả này; và hành vi khách quan của tội phạm được quy định như vậy, tội giết người là tội có CTTP vật chất. Theo đó, tội giết người chỉ được coi là hoàn thành; khi hậu quả chết người đã xảy ra.
Trường hợp chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan của tội giết người; nhưng hậu quả chết người không xảy ra do nguyên nhân khách quan; là trường hợp phạm tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp); hoặc chỉ là tội có ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là lỗi có ý gián tiếp; vì Luật hình sự Việt Nam không đặt vẫn để phạm tội chưa đạt; trong trường hợp lỗi của chủ thể la lỗi cố ý gián tiếp).
4. Dấu hiệu lỗi của chủ thể:
Việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc xác định tội danh; khi hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể: Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra; và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp; thì trường hợp này được xác định là trường hợp giết người chưa đạt; Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra; và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp; thì trường hợp này được xác định chỉ là trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích (thỏa mãn dấu hiệu CTTP này).
Về mặt chủ quan của tội phạm, ngoài lỗi của chủ thể còn có mục đích; và động cơ phạm tội. Nhưng cả mục đích phạm tội; và động cơ phạm tội đều không được quy định là dấu hiệu định tội của tội giết người. Tuy nhiên, cần chú ý: Một số động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người; hoặc được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội cố ý xâm phạm tính mạng khác. Bên cạnh đó, việc xác định mục đích phạm tội sẽ giúp phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác; là tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 BLHS) hoặc tội khủng bố (Điều 229 BLHS).
5. Dấu hiệu chủ thế của tôi giết người
Theo quy định tại Điều 12 BLHS, chủ thể của tội giết người là người đã từ 14 tuổi trở lên. Ngoài ra, cũng cần hiểu chủ thể phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi hay nói cách khác, họ phải không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: dấu hiệu định tội, hình sự, tội giết người