CHỨNG MINH NGHĨA VỤ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

CHỨNG MINH NGHĨA VỤ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
CHỨNG MINH NGHĨA VỤ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1. Căn cứ pháp lý

Như chúng ta đã biết, để xác định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về cả hai vợ chồng hay một bên, hoặc nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng thì vợ chồng phải chứng minh được đó là nghĩa vụ chung hay là nghĩa vụ riêng của một bên. Hơn hết là khi xảy ra tranh chấp hoặc các bên tham gia tố tụng tại tòa án. 

Căn cứ theo Điều 37 và Điều 45 Luật HN&GĐ 2014 để giải quyết về vấn đề này

2. Pháp luật quy định về việc chứng minh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Thứ nhất, NV phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, để chứng minh cần thực hiện như sau: 

Đầu tiên, bên có yêu cầu phải đưa ra chứng cứ thể hiện rằng giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ đã có sự đồng thuận ý chí của cả hai. Và nếu trong trường hợp, cả hai cùng tham gia giao dịch bằng hình thức văn bản hoặc hai vợ chồng có mặt khi xác lập giao dịch là căn cứ xác định có sự thống nhất ý chí giữa hai vợ chồng.

Mặt khác, vợ chồng cũng có thể đưa ra chứng cứ xác định mình là người đại diện hợp pháp của người kia bằng văn bản cử người giám hộ. Hoặc có thể họ là người giám hộ đương nhiên của vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thông qua việc chứng minh quan hệ hôn nhân hay có thể là người đại diện theo ủy quyền dựa vào văn bản ủy quyền. 

Do đó, khi có chứng cứ chứng minh giao dịch đó có sự thỏa thuận của hai vợ chồng thì TA sẽ xác định đó là nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.

Xem thêm: Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Tiếp đến, nghĩa vụ BTTH mà theo quy định của pháp luật vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm, để chứng minh cần thực hiện như sau: 

+ Đó là bên yêu cầu phải đưa ra chứng cứ chứng minh hai vợ chồng có hành vi cùng gây thiệt hại đối với người thứ ba. Có thể hiểu rằng hai vợ chồng đã có sự bàn bạc, thỏa thuận về việc gây thiệt hại, bên cạnh đó cả vợ và chồng đều cùng thực hiện các hành vi dẫn đến thiệt hại cho người bị thiệt hại. Khi đó, vợ chồng đã thực hiện hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. 

Thứ ba, về NV do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Để chứng minh cần phải thực hiện như sau: 

Bên giao dịch phải chứng minh được rằng giao dịch đó đã đáp ưng nhu cầu thiết yếu của gia đình thông quá các chứng cứ như sổ khám chữa bệnh, hóa đơn thanh toán viện phí, biên lai thu tiền học…..

Thứ tư, về NV phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Để chứng minh cần thực hiện: 

Một là, chứng minh tài sản làm phát sinh là tài sản thuocojj sở hữu chung của vợ chồng

Hai là, bên yêu cầu đưa ra các chứng cứ như hợp đồng tặng cho di sản, di chúc, bảng lương….

Xem thêm: Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Về NV phát  sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình như sau:

+ Như ta biết, mục đích phục vụ lợi ích chung của gia đình là căn cứ để xác định nghĩa vụ chung trong quy định này. DO vậy, tài sản riêng của một bên vợ, chồng được sử dụng để làm gia tăng khối tài sản chung của vợ chồng hoặc tạo ra thu nhập chính cho gia đình là nội dung cần phải chứng minh để quy kết trách nhiệm chung của gia đình

– Quy định về NV bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường như sau:

+ Vì quan hệ cha mẹ và con là cơ sở để các nhà làm luật quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng khi gây thiệt hại. Do đó vẫn đề cần phải chứng minh để xác định nghĩa vụ chung là có tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa vợ chồng người gây thiệt hại. 

+ Bên cạnh đó, chứng cứ chứng minh trong trường hợp này bao gồm: giấy khai sinh trong đó ghi tên vợ chồng là cha mẹ đứa trẻ, hoặc quyết định công nhận nuôi con mà vợ chồng là cha mẹ nuôi. Mặt khác, khi quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận nuôi con nuôi, giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, cha mẹ nuôi và con nuôi của pháp luật. 

– Pháp luật còn quy định một số các nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

Tags: , ,