ĐIỀU KIỆN HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

ĐIỀU KIỆN HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
ĐIỀU KIỆN HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Kế thừa toàn bộ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005, một di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu. Xem xét một cách tổng quát theo yêu cầu của PL thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện bao gồm về nội dung, về hình thức, về năng lực chủ thể, về ý chí của người lập di chúc…

1, Điều kiện về năng lực chủ thể:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh khả năng của cá nhân đó bằng hành vi của mình khi tiến hành các hành vi “tạo” nên quyền và nghĩa vụ dân sự. Khả năng này phù hợp với độ tuổi và nhận thức của cá nhân đó. Trong trường hợp này, một người chỉ được coi là có đủ khả năng thực hiện lập di chúc nếu người đó có đủ nhận thức để định đoạt tài sản. Vì thế, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình.

2, Điều kiện về ý chí của người lập di chúc:

Theo đó, di chúc được lập ra một cách tự nguyện, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chỉ của họ, ngoài ra người lập di chúc không bị lừa dối hay phải chịu bất kì sư đe dọa, cưỡng ép của bất kì ai. điều kiện này nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết.

3, Điều kiện về nội dung của di chúc:

Theo pháp luật dân sự, có thể hiểu nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt TS của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế và giao NV cho những người thừa kế, các định đoạt về quản lí di sản,…

Mặc dù pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đấy, tuy nhiên không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu bất cứ sự ràng buộc nào của pháp luật. Cũng như trong các lĩnh vực PL khác thì ý chí tự định đoạt của người lập di chúc trong lĩnh vực dân sự cũng phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS… Ngoài ra, Điều 631 PL dân sự hiện hành cũng quy định cụ thể về nội dung di chúc bằng văn bản.

4, Điều kiện về hình thức của di chúc:

Có thể hiểu hình thức của di chúc chính là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc, và là căn cứ pháp lí để làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, đồng thời cũng là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho những người được chỉ định trong di chúc. Theo đó, về mặt hình thức, di chúc có thể tồn tại dưới dạng văn bản hoặc di chúc miệng.

Tuy nhiên, đối với di chúc bằng văn bản nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 630. Đối với di chúc miệng, chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà họ không thể lập di chúc bằng hình thức viết viết được, chẳng hạn như bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết,…).

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,