NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1. Hiểu như thế nào nghĩa vụ chung về tài sản? 

Có nhiều khái niệm về vấn đề này. Tuy nhiên có thể hiểu nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được hiểu là việc vợ chồng phải cùng nhau chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá cho người có quyền hay nói cách khác, cả hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người có quyền

2. Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng có những đặc điểm gì? 

Một là, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ về tài sản phải là vợ chồng, nghĩa là giữa các bên tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp, là vợ chồng trước pháp luật.

Hai là, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng chấm dứt và phát sinh phụ thuộc vào thời kỳ hôn nhân

Ba là, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng được xác định trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

3. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiên hành

a, Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm

– Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm 2 trường hợp

Thứ nhất, Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập:

–  Đầu tiên căn cứ là dựa vào sự thể hiện ý chí của vợ chồng, hay là sự thể hiện đồng thuận ý chí của hai vợ chồng trong việc xác lập giao dịch

– Các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập làm phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng có thể là giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản của mỗi bên

– Bên cạnh đó, NV tài sản phát sinh trong giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập có thể là nghĩa cụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá theo nội dung các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật bao gồm: 

+ Một là, vợ chồng cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch

+ Hai là, vợ hoặc hồng tham gia giao dịch với tư cách là là người đại diện của nhau.  

Thứ hai, quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm

– Đối với trường hợp này được xác định là bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

– Pháp luật quy định trách nhiệm tài sản trong trường hợp này là trách nhiệm chung của vợ chồng, vởi cả hai vợ chồng đều được xác định là chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, tức là vợ chồng phải bồi thường bằng tài sản chung hợp nhất.

– Mặt khác, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được xác định là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng cùng gây thiệt hại.

b, Nghĩa vụ do vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

– Trường hợp này là khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện các giao dịch được xác lập mà chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của người đã xác lập giao dịch.

– Thế nhưng đối với những trường hợp giao dịch hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì chỉ cần một bên vợ hoặc chồng xác lập mà không cần có sự thỏa thuận của vợ chồng vẫn làm phát sinh trách nhiệm liên đới về tài sản của vợ chồng mà không phụ thuộc vào giá trị của giao dịch.

Ví dụ: Một bên vợ hoặc chồng vay tiền để chữa bệnh cho con. Đây được coi là nhu cầu thiết yếu, cho nên giao dịch vay tài sản này mặc dù chỉ do một bên vợ hoặc chồng xác lập nhưng làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ đối với người còn lại.

Về nghĩa vụ liên đới giữa vợ và chồng được xác lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân mà không phụ thuộc vào việc vợ chồng có sống chung hay không. Bởi vậy trường hợp này không tồn tại với những cặp vợ chồng sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn.

– Điều kiện phát sinh nghĩa vụ liên đới bao gồm:

+ Một là, giao dịch phải hợp pháp

+ Hai là, giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của các gia đình

c, Về NV phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung

– Theo quy định, tài sản chung là loại tài sản được tạo dựng bởi công sức đóng góp của vợ chồng, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo quy định pháp luật hôn nhân

– Khoản 2 Điều 33 Luật HNVGĐ năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng thuộc sơ hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của gia đình

Ví dụ: Khi tài sản chung là nhà cửa, xe cộ…cần sửa chữa thì trách nhiệm thanh toán khoản tiền sữa chữa là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, được thanh toán bằng tài sản chung.

d, Quy định về NV phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình

Do Khối tài sản chung của vợ chồng đang được hưởng lợi từ tài sản riêng. Vì thế nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng do khối tài sản chung đảm bảo thực hiện.

Ví dụ: Trước khi kết hôn, anh B có mua một căn nhà. Sau khi kết hôn, anh cùng vợ sống chung tại căn nhà đó và dành mọt phần căn nhà cho thuê, Hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định, tiền thuê nhà là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Do vậy, khi cần sửa chữa lại căn nhà thì tài sản chung cảu vợ chồng sẽ được sử dụng để thanh toán chi phí cho việc này.

e, Về NV bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của BLDS cha mẹ phải bồi thường

– Trong trường hợp này, vợ chồng trước tiên phải dùng tài sản chung hợp nhất để bồi thường cho người bị thiệt hại.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,