1.Hiểu như thế nào là đại diện theo ủy quyền
Có nhiều cách hiểu về vấn đề này, tuy nhiên có thể hiểu đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Vậy loại đại diện này có gì khác so với đại diện theo pháp luật?
So với đại diện theo PL thì nếu như đại diện do PL quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thì đối với đại diện theo ủy quyền lại là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chỉ của hai bên đó là bên đại diện và bên được đại diện. Đồng thời được biểu hiện qua một loại hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền.
Ủy quyền là một trong những phương tiện pháp lý cần thiết nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và cac chủ thể khác của QHPLDS bằng hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch ds một cách thuận lợi nhất và mặt khác còn bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các loại lợi ích vật chất và tinh thần mà các chủ thể quan tâm.
-
Một số những trường hợp được xem là đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng
Thứ nhất, Vợ và chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao dịch có sự liên quan đến TS chung
– Về GDDS liên quan đến TS chung bắt buộc phải có sự thỏa thuận của vợ và chồng.
+ theo pháp luật dân sự thì vợ chồng có quyền bình đẳng trong cacsc việc như chiếm hữu định đoạt sử dụng tài sản chung của cả hai vợ chồng. Và khi có một việc nào phát sinh các quyền này thì cần phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng.
+ Đặc biệt là đối với một số những loại tài sản chung có tính chất quan trọng nên pháp luật buộc phải có sự thể hiện ý chí của cả vợ và chồng trong việc dịnh đoạt như: bất động sản, động sản phải đki quyền sở hữu,…hay các tài sản đang tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
+ Trong những trường hợp mà vợ hay chồng có thực hiện những giao dịch dân sự có liên quan đến số tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng nếu mà có văn bản ủy ủy quyền của một trong hai là vợ hoặc chồng thì giao dịch dân sự khi đó là hợp pháp.
– quy định về trường hợp mà một trong hai vợ chồng đưa tài sản chung vào việc kinh doanh.
+ Theo quy định mới nhất của pháp luật về hôn nhân thì việc sử dụng tài sản chung cho một trong hai bên vợ hoặc chồng kinh doanh thì cần phải được sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Hai người có quyền đưa ra thỏa thuận với nhau về việc một bên là vợ hoặc chồng đưaa một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung của hai người vào trong công việc kinh doanh. Về vấn đề này thì pháp luật để cho người trong cuộc được tự do thỏa thuận với nhau miễn không trái với các nguyên tắc về pháp luật.
+ Mặt khác, một trường hợp ngoại lệ đã được quy định mới trong luật HN&GĐ hiện hành là sự thỏa thuận về tài sản của cả hai vợ chồng được cơi như văn bản ủy quyền trong việc sử dụng định đoạt tài sản đó.
– Vấn đề đại diện được đặt ra trong TH mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận QSDĐ với TS chung nhưng lại chỉ ghi tên một trong hai vợ chồng.
Để khắc phục những hạn chế vào bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng hay của cả gia đình và quyền lợi ích của người thứ ba, ..thì pháp luật hôn nân đã ghi nhận cụ thể tại điều 34 luật này và cụ thể tại điều 26. Theo đó thì vợ hoặc chồng mà đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng TS chung của hai vợ chồng thì họ sẽ không đương nhiên được là người đại diện cho người còn lại để xác lập hay là thực hiện những giao dịch liên quan.
Thứ hai, quy định về TH vợ chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao dịch mà có liên quan đến TS riêng của một bên vợ hoặc chồng.
– PL quy định về việc ủy quyền cho một bên thực hiện quyền định đoạt liên quan đến TS riêng của bên kia.
– PL quy định về việc tài sản riêng của một trong hai bên vợ hoặc chồng được đưa vào việc kinh doanh chung.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486