PHƯƠNG THỨC KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

PHƯƠNG THỨC KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
PHƯƠNG THỨC KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

1, Hiều như thế nào về phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Cũng như phương thức bảo vệ khác, kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là một trong những phương thức bảo vệ được sử dụng phổ biến đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Và nội dung này cũng đã được pháp luật dân sự ghi nhận chính thức tại điều 170, từ đó có thể đưa ra khái niệm về kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể hiểu là một trong những phương thức bảo vệ quyền SH và các quyền khác đối với TS được áp dụng góp phần để khôi phục lại giá trị của TS đã bị mất mát và hư hỏng khi chúng không thể khôi phục lại nguyên vẹn TS và bảo toàn quyền sở hữu, quyền khác đối với TS cho chủ thể mang quyền như ban đầu.

2, Chủ thể có quyền kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là ai?

Theo pháp luật dân sự thì chủ thể đầu tiên mà Pl quy định được thực hiện phương thức khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đó chính là chủ sở hữu. Vì vốn dĩ chủ sở hữu chính là người có đầy đủ cả 3 quyền năng như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo PL dân sự tại điều 158

Tiếp theo, chủ thể cũng có thể thực hiện kiện đòi bồi thường thiệt hại là chủ thể có quyền khác đối với TS. Theo PL dân sự, tại Điề 159 có quy định về những quyền khác đó bao gồm: quyền đối với bất động sản liền ề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

Chủ thể thứ ba cũng có quyền sử dụng phương thức bảo vệ trên đó là người thứ ba ngay tình. Người thứ 3 ngay tình có thể được thực hiện kiện yêu cầu người chuyển giao TS tranh chấp cho mình phải thực hiện bồi thường thiệt hại nếu như TS trong giao dịch bị tịch thu sung quỹ NN hoặc là phải trả cho chủ sở hữu  theo quy dịnh tại Điều 582 PL dân sự 2015

3, Điều kiện để thực hiện phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Để có thể xác định được chủ sở hữu hay chủ thể có quyền khác đối với TS có được thực hiện phương thức bảo vệ trên hay không thì cần phải xác định dựa trên những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà PL dân sự đã quy định cụ thể

Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế

Chúng ta có thể hiểu thiệt hại chính là những thiệt hại về tài sản như là mất mát hay hư hỏng giảm sút các giá trị của TS hoặc hủy hoại hoàn toàn tài sản…Và đây cũng được xem là điều kiện tiên quyết để có thể áp dụng phương thức bảo vệ trên.

Mặc dù BLDS chưa có quy định cụ thể về thiệt hại tinh thần, tuy nhiên trên thực tế lại xảy ra những trường hợp có thiệt hại về tinh thần. Do đó để có thể kiện bồi thường trong những trường hợp này thì chủ sở hữu hay chủ thể có quyền khác đối với TS phải bắt buộc chứng minh được những thiệt hại đó.

Thứ hai, Phải có hành vi trái với PL hoặc là có những hoạt động của TS xâm phạm đến quyền SH và quyền khác đối với TS của chủ thể có quyền.

Rõ ràng khi tài sản mà gây ra thiệt hại thì bên bị thiệt hại cũng có thể ra yêu cầu buộc chủ sở hữu của TS hoặc là người khác theoo quy định của PL phải thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do TS của mình gây ra.

Quyền SH và quyền khác đối với TS của chủ thể mà kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại bị xâm phạ bằng những hành vi mang tính chất trái quy định của PL hay với các nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng,…

Ba là , thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi trái pháp luật

Xét điều kiện này thì khi có thiệt hại xảy ra chủ sở hữu hay chủ thể khác có quyền phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả của hành vi trái PL gây ra và thiệt hại đã xảy ra trên thực tế. Tức là những thiệt hại mà xảy ra trên thực tế phải do chính hành vi trái PL của chủ thể hoặc hoạt động của bên TS gây ra

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,