TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

1. Khái quát chung:

Được quy định tại Điều 155 BLHS năm 2015.

Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Được quy định trong luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý và phải chịu hình phạt.

2. Đặc điểm:

Thứ nhất, tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội. 

Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm. Vì tội phạm trước hết phải thể hiện bằng hành vi; nếu không có hành vi thì không có tội phạm. Pháp luật hình sự không truy cứu trách nhiệm đối với những âm mưu, dự định, suy nghĩ phạm tội; nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi. Đồng thời, tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở mặt gây thiệt hại; hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được bảo vệ. Do đó, tội làm nhục người khác trước tiên phải thỏa mãn điều kiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi nguy hiểm ở đây có thể hiểu là hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng; có thể là những lời nói có tính chất thóa mạ, sỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự; xúc phạm nhân phẩm như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, nhạo báng … ; hoặc có thể là cử chỉ, hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như lột quần áo giữa nơi đông người…

Xem thêm: PHÂN BIỆT TỘI TRỐN THUẾ VỚI TỘI BUÔN LẬU

Thứ hai, tội làm nhục người khác được quy định trong Luật hình sự.

Có thể nói, đặc điểm này được coi là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí của tội phạm. Việc tội được quy định tại Điều 155 BLHS năm 2015; với nội dung cụ thể về dấu hiệu định tội; hình phạt chính; hình phạt bổ sung; các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Đây là những căn cứ để xử lý người phạm tội trên thực tế.

Thứ ba, được thực hiện một cách có lỗi của người phạm tội.

Người phạm tội làm nhục luôn có lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi của mình là xúc phạm. Dẫn đến tổn hại về danh dự, nhân phẩm của người khác. Hậu quả là vậy nhưng họ vẫn cố tình thực hiện hành vi để đạt được mục đích đó.

Thứ tư, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

Xem thêm: DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN THUẾ THEO BLHS 2015

Thứ năm, đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức.

Do khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người; do đó, hậu quả của tội phạm là thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho nhân phẩm, danh dự của con người.

Hậu quả này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần. Do đó, việc mô tả dấu hiệu hậu quả thiệt hại trong cấu thành tội phạm (CTTP) của Tội làm nhục người khác là điều khó có thể thực hiện. Vì vậy, tội phạm này được xây dựng dưới dạng CTTP hình thức. Nhà làm luật chỉ mô tả dấu hiệu hành vi khách quan mà không mô tả dấu hiệu hậu quả thiệt hại trong CTTP cơ bản. Đã được quy định tại khoản 1 Điều 155 BLHS năm 2015.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: ,