TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017

TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1. Khái quát chung:

Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã cố ý vượt ra khỏi phạm vi chức vụ quyền hạn. Từ đó, chiếm đoạt tài sản của người khác. Xâm phạm đến quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ và hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

2. Dấu hiệu pháp lý:

Khách thể:

Khách thể của tội phạm là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Từ đó, xác định chính xác khách thể của tội phạm. Không những có thể đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn định hướng cho việc quyết định chính xác hình phạt đối với người phạm tội, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phỏng chống tội phạm.

Do đó, khách thể trực tiếp của tội là quan hệ sở hữu. Để gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, người phạm tội cần phải tác động tới tài sản.

Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội phạm được xác định bởi các dấu hiệu cơ bản là hành vi khách quan của tội phạm.

Hành vi của tội phạm này là hành vi của người có chức vụ quyền hạn. Đã lạm dụng chức vụ quyền hạn từ vị trí công tác. Từ đó, chiếm đoạt tài sản của người khác trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Chủ thể:

Để trở thành chủ thể của tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” người phạm tội đồng thời phải thỏa mãn 3 dấu hiệu:

a) Là người có năng lực trách nhiệm hình sự,

b) Đạt đến độ tuổi luật định,

c) Là người có chức vụ, quyền hạn,

Trong đó hai dấu hiệu đầu là các dấu hiệu chung về chủ thể của tội phạm. Và dấu hiệu thứ ba là dấu hiệu về chủ thể đặc biệt.

Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Được xác định bởi các dấu hiệu về lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Đối với tội phạm này, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc duy nhất trong mặt chủ quan của tội phạm. Mặc dù các dấu hiệu khác cũng có ý nghĩa nhất định; nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Không là điều kiện khẳng định hành vi của người phạm tội.

Lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm này là lỗi cố ý phạm tội, theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo quy định đó, có hai hình thức lỗi cố ý: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Có thể thấy, tội phạm nói trên có lỗi cố ý trực tiếp khi:

a) Nhận thức rõ hành vi là nguy hiểm cho xã hội,

b) Thấy trước được hậu quả của hành vi đó,

c) Mong muốn cho hậu quả xảy ra.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , , ,