Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong BLHS 2015

1. Điểm tương đồng:

Phòng vệ chính đáng và tinh thế cấp thiết đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm; nên không bị truy cứu TNHS.

2. Một số điểm khác nhau:

Mặc dù có một số điểm giống nhau nhưng phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là khác nhau. Hai chế định này khác nhau ở một số dấu hiệu cơ bản sau:

– Thứ nhất.

Nguồn gây ra nguy hiểm cần phải loại trừ ở phòng vệ chính đáng. Đó là hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình; của Nhà nước; của cơ quan, tổ chức.

Trong khi đó, nguồn nguy hiểm đối với lợi ích nói trên trong tình thế cấp thiết rất đa dạng. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết có thể do con người; do thiên tai, hỏa hoạn, do súc vật, do sự cổ kỹ thuật gây ra….

Ví dụ: Để ngăn ngừa đám lửa cháy, B quyết định phá nhà của C đế ngăn đám lửa. Bởi nếu không phá nhà C thì đám lửa đó tiếp tục đối chảy nhiều nhà khác và gây thiệt hại nhiều hơn. Trong trường hợp này việc phá nhà C của B là tình thế cấp thiết

– Thứ hai.

Phương pháp, cách thức loại bỏ nguồn nguy hiểm ở hai vấn đề là hoàn toàn khác nhau. Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng loại bỏ nguồn nguy hiểm; bằng cách chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm lợi ích được pháp luật bảo vệ. Người thực hiện có hành vi trong tinh thế cấp thiết khắc phục, loại bỏ sự nguy hiểm; bằng cách gây một thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn đang bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Xem thêm: Tội vô ý làm chết người

– Thứ ba.

Mức độ thiệt hại mà người phòng vệ chính đáng; hoặc người có hành vi gây thiệt hại trong tinh thể cấp thiết gây ra là khác nhau.

Theo quy định của BLHS, hành vi chống trả của người phòng vệ là chống trả “cần thiết”. Vì vậy, người phòng vệ chính đáng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại mà người tấn công gây ra. Đối với trường hợp tình thế cấp thiết, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ.

– Thứ tư.

Trong phòng vệ chính đáng, hành vi chống trả của người phòng vệ gây thiệt hại “cần thiết” cho chính người có hành vi tấn công. Còn trong tình thể cấp thiết, hành vi gây thiệt hại cho người khác; cho đối tượng khác và thiệt hại gây ra phải “nhỏ hơn” thiệt hại cần ngăn ngừa.

– Thứ năm.

Trong phòng vệ chính đáng, người phòng vệ được phép gây thiệt hại cho người tấn công; ngay cả khi có thể sử dụng biện pháp khác mà không gây thiệt hại như chạy trốn, kêu cứu. Tuy nhiên, trong tình thế cấp thiết người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ được phép gây thiệt hại khi không còn cách nào khác. Tức là, việc gây thiệt hại trong tinh thể cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (khi không còn cách nào khác).

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,