Phòng vệ chính đáng và Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Điểm giống nhau:

Phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; đều là các trường hợp được loại trừ TNHS. Hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm; nên không bị truy cứu TNHS.

Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; và hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng đều phải là hành vi “cần thiết”. Việc gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết (để bắt giữ người phạm tội); hoặc vượt quá phòng vệ chính đáng thì vẫn phải chịu TNHS đối với hành vi vượt quá.

2. Một số điểm khác nhau:

Để xác định hành vi nào được cho là phòng vệ chính đáng; và hành vi nào gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Cần dựa vào các căn cứ khác nhau. Cụ thể là:

Thứ nhất. Mục đích của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là nhằm ngăn chặn sự tấn công; nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị xâm phạm, … Trong khi đó, hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; nhằm để bắt giữ người phạm tội (phạm tội quả tang, đang bị truy nã, …).

Thứ hai. Trong phòng vệ chính đáng, căn cứ làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là hành vi tấn công; xâm hại quyền, lợi ích chính đáng của người phòng vệ, … Căn cứ làm phát sinh quyền gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là khi có hành động tẩu thoát; tiếp tục trốn tránh; hay có thể thực hiện tội phạm của người bị bắt giữ.

Ví dụ: A và B thực hiện hành vi cướp giật trên đường phố khi bị người dân đuổi bắt; thì đã rút súng ra bắn người đuổi theo. Lúc này anh C đang chạy ngược chiều đã đâm xe của mình vào xe A và B; làm cho A và B ngã xuống đường để ngăn chặn hành vi của A và B. Khi A và B ngã, A bị đập đầu xuống đường và dẫn đến tử vong. Hành vi bỏ chạy của A và B sau khi thực hiện hành vi cướp giật trên đường phố làm phát sinh hành vi của anh C đâm vào xe của A của B; để ngăn chặn hành vi trốn chạy của hai người kể trên.

Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thứ ba. Về đối tượng của hành vi. Đối tượng của hành vi phòng vệ chính đảng nhằm đến là người có hành vi trái pháp luật xâm hại đến quyền, lợi ích chính đảng của người phòng vệ, … (hành vi nguy hiểm có thể là tội phạm, có thể không phải là tội phạm). Còn đối với gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm; đối tượng của hành vi bắt giữ là người thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ tư. Về thiệt hại xảy ra, mức độ thiệt hại trong phòng vệ chính đáng có thể là ngang bằng; hoặc thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra. Miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công; chứ không quá mức, quá đáng. Đối với mức độ thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm đặt ra điều kiện không được áp dụng các biện pháp gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người bị bắt giữ.

Ví dụ: Dùng ô tô đuổi bắt tội phạm cướp giật trên đường phố gây tai nạn liên hoàn làm chết nhiều người; hư hỏng nhiều phương tiện thì phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; nhưng được hưởng tình tiết giảm nhẹ phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Thứ năm. Trong phòng vệ chính đáng; luật không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đảng. Trong trường hợp gây thiệt hại để bắt giữ người phạm tội; thì việc gây thiệt hại phải là biện pháp cuối cùng (khi không còn cách nào khác). Việc sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội phải ở mức độ cần thiết. Sự cần thiết ở đây chính là người có thẩm quyền bắt giữ sử dụng vũ lực ở mức độ nhất định, vừa đủ để khống chế, bắt giữ người thực hiện hành vi phạm.

Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,