Pháp luật về thừa kế

I. KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ 

– Theo định nghĩa của giáo trình “Luật Dân sự 2” của Trường Đại học Luật Hà Nội thì, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người sống. 

– Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. 

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ 

1. Người để lại di sản thừa kế

Là người có tài sản sau khi chết đề lại cho người con sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào.

– Pháp nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc.

2. Người thừa kế 

– Là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế theo PL chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

– Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế; người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra mà còn sống cũng là người thừa kế. Người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

+ Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

+ Trong TH di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ TH có thỏa thuận khác.

+ Trong TH Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

+ Người thừa kế có quyền nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ TH việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

a. Thời điểm mở thừa kế

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong Th toa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo QĐ tại khoản 2 Điều 71 BLDS.

+ Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

+  Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

– Trong TH tòa án tuyên bố một người là đã chết thì tùy từng TH, tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xđ được ngày chết thì ngày mà QĐ của tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực PL được coi là ngày người đó chết.

b. Địa điểm mở thừa kế

– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong TH không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

– Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

4. Di sản thừa kế 

– Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

– Di sản thừa kế bao gồm:

a. Tài sản riêng của người chết

– Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.

– Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cái để dành.

– Nhà ở; diện tích mà người có nhà bị cải XHCN, được NN để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền Sh của ng đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên trước bạ.

– Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sx kinh doanh hợp pháp.

– Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu

– Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.

b. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

– Tài sản góp vốn trong kinh doanh. Di sản thừa kế là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

– Tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

c. Quyền về tài sản do người chết để lại.

– Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc BTTH mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này. (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố …)

– Quyền tác giá, quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế.

– Các quyền về tài sản gắn liền với nhân thân của người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu) không là di sản thừa kế.

– Quyền sử dụng đất.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

? Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

? Website: sjklaw.vn

? Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

 

Tags: ,