1. Khái quát chung:
Trên thực tế, thường xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa hai tội; là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người; cụ thể là trường hợp giết người có áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS. Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái bị kích động về tinh thần; do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
2. Phân biệt giữa hai tội:
Có thể thấy rằng, việc nhầm lẫn xảy ra vì lý do cả hai trường hợp; người phạm tội đều bị kích động về tinh thần; và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Tuy nhiên, xét về mức độ bị kích động; và mức độ trái pháp luật của nạn nhân; thì trong hai trường hợp này lại có sự khác nhau tương đối.
– Cụ thể là đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; người phạm tội phải thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trong khi đó, đối với người phạm tội giết người được áp dụng tình tiết giảm nhẹ; quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5; thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh; chưa tới mức bị hạn chế về nhận thức và khả năng điều khiển hành vi một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, hành vi của nạn nhân ở tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh; phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Còn ở trường hợp giết người áp dụng tình tiết quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51; thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng.
Xem thêm: Dấu hiệu pháp lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động P1
– Ngoài ra, để phân biệt hai trường hợp này; có thể căn cứ vào dấu hiệu đó là đối tượng; mà hành vi trái pháp luật của nạn nhân hướng đến. Theo đó, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là đối với người phạm tội; hoặc người thân thích của người phạm tội. Còn hành vi giết người trong trường hợp bị kích động về tinh thần; do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra thì không nhất thiết phải như vậy.
Thực tế xét xử cho thấy, để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không; và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh” còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để xác định khi nào là kích động, khi nào là kích động mạnh; thì ngoài hành vi của nạn nhân và người phạm tội; cần phải xem xét một cách khác quan; toàn diện các mặt thời gian; hoàn cảnh; địa điểm; diễn biến; nguyên nhân sâu xa; và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội; trình độ văn hóa; chính trị; tính tình; cá tính của mỗi bên. Mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
Xem thêm: Dấu hiệu pháp lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động P1
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: phân biệt, tội giết người, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh