Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động (P1)

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp giảm nhẹ TNHS đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người; và những dấu hiệu pháp lý riêng; đó là Người phạm tội thực hiện hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác; một cách trái pháp luật; trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

1. Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội đó là quyền sống, quyền được tôn trọng; và bảo vệ tính mạng của con người; được phản ánh trong BLHS qua dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm.

Giống như các tội phạm xâm phạm tính mạng; đối tượng tác động trực tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là những người đang sống; tồn tại trong thế giới khách quan là thực thể tự nhiên; và xã hội mà trong BLHS được gọi là người khác. Thời điểm bắt đầu của người đang sống; được tính từ thời điểm được sinh ra; và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.

Tuy vậy, đối tượng tác động của tội này cũng có những điểm đặc trưng, không giống với những tội còn lại. Cụ thể là đối tượng của tội giết người trong trạng thái tinh thân bị kích động mạnh; không phải bất kỳ ai mà chỉ có người thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại đến lợi ích của người phạm tội; hoặc người thân thích của họ mới là đối tượng tác động của loại tội này. Nói cách khác, người bị tước đoạt tính mạng (nạn nhân) ở đây bắt buộc phải chính là người đã gây nên trạng thái tinh thần bị kích động.

Việc xác định đúng khách thể; và đối tượng tác động của tội phạm nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, xử lý tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội.

2. Mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi khách quan. Đó là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người; chấm dứt sự sống của họ; bao gồm đấm, chém, bắn, đâm, đá, bóp cổ…

Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác chỉ được coi là hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tỉnh thần bị kích động mạnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây.

Thứ nhất, người phạm tội phải thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác; trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ.

Thứ hai, người phạm tội; ban đầu không chủ định thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác; mà hành vi này chỉ được người phạm tội thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội; hoặc đối với người thân của người phạm tội gây nên. Theo đó, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người phạm tội; hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội; đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; cũng như hành vi của người phạm tội.

Trường hợp cá biệt, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.

Xem thêm: Khái niệm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Thứ ba, đối tượng mà hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; hướng đến có thể là đối với chính người phạm tội; hoặc có thể là đối với người thân thích của người đó. Mặc dù chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết người thân thích của người phạm tội; nhưng căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 BLTTHS thì những người thân thích của người phạm tội; có thể hiểu là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng; mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, … của người phạm tội. Trên cơ sở này, ta có thể nhận biết được hành vi nào của nạn nhân; là tác nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.

– Về hậu quả:

Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể được luật hình sự bảo vệ; và được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Đây là một trong những dấu hiệu phản ánh bản chất của tội phạm; và là một trong những yếu tố nền tảng để xác định tội phạm trong thực tế. Việc xác định hậu quả của tội phạm là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề TNHS chính xác; đảm bảo cho việc xử lý tội phạm đạt hiệu quả.

Trong trường hợp này, hậu quả mà hành vi phạm tội có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống của con người; thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người. Đối chiếu với quy định, hành vi khách quan của tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Do vậy, tội phạm này chỉ được coi là hoàn thanh khi có hậu quả chết người xảy ra.

Xem thêm: Khái niệm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

– Về mối quan hệ nhân quả:

Là tội phạm có CTTP vật chất; nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Do đó, một người chỉ phải chịu TNHS về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tức là, hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay lúc có hành vi trái pháp luật của nạn nhân.

Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội; như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian phạm tội. … những dấu hiện này không được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong mối quan hệ khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nhưng việc xác định có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Xem thêm: Dấu hiệu pháp lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động P2 

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,