NHỮNG LƯU Ý KHI HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ

1. Khái niệm thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị được hiểu là người thừa kế thay thế hợp pháp khi người thừa kế theo pháp luật đã chết để hưởng suất thừa kế.

Ví dụ: Ông A chết để lại di sản thừa kế cho B là con đẻ của ông A, tuy nhiên anh B cũng đã chết nên di sản thừa kế sẽ thuộc về con của anh B là C là cháu của ông A, C được hưởng di sản theo thừa kế thế vị.

2. Phát sinh thừa kế thế vị khi nào?

Tại Điều 652 BLDS năm 2015 quy định về trường hợp phát sinh thừa kế thế vị như sau:

– Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hửng nếu còn sống.

– Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

3. Những vấn đề cần lưu ý khi hưởng di sản theo thừa kế thế vị

– Nếu là con riêng thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống với người đã chết: Giấy xét nghiệm AND, giấy chứng minh quan hệ huyết thống của cơ quan y tế…

– Nếu con nuôi muốn được hưởng thừa kế thế vị thì phải cung cấp được giấy tờ chứng minh quan hệ nhận nuôi giữa cha/ mẹ nuôi và con nuôi của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Khi chứng minh được việc nhận nuôi là hợp pháp thì con nuôi sẽ có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tức là hưởng một phần hoặc toàn bộ phần tài sản của cha/mẹ do được hưởng từ ông bà.

– Việc hưởng thừa kế thế vị bao nhiêu tài sản sẽ phụ thuộc vào di sản của người chết để lại, số người được hưởng thừa kế theo pháp luật và phần di sản được định đoạt theo di chúc (Nếu có di chúc để lại)…

4. Quyền và nghĩa vụ tài sản khi hưởng thừa kế thế vị

Quyền và nghĩa vụ tài sản là quyền được hưởng và bổn phận, trách nhiệm khi được hưởng thừa kế của người nhận thừa kế. Quyền này quy định cụ thể tại Điều 615 BLDS năm 2015 như sau:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Nghĩa vụ tài sản thừa kế thế vị bao gồm:

– Nghĩa vụ đóng thuế, đòi nợ, trả nợ

-Nghĩa vụ đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản

– Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người bị khuyết tật, mất năng lượng hành vi dân sự theo nguyện vọng của người để lại di sản

– Bất kì hành vi gian dối nào nhằm lẩn tránh trách nhiệm này nếu bị phát hiện, sẽ bị tước quyền thừa kế hoặc xử phạt hành chính, hình sự căn cứ vào mức độ hậu quả để lại.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

? Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

? Website: sjklaw.vn

? Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486