NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP DƯỠNG THEO ĐIỀU 110 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP DƯỠNG THEO ĐIỀU 110 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP DƯỠNG THEO ĐIỀU 110 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Bao gồm những đối tượng sau:

  1. Con chưa thành niên

Theo pháp luật dân sự quy định thì con chưa thành niên có thể hiểu là người chưa đủ mười tuổi. Đây chính là một trong những đối tượng luôn được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn (theo pháp luật hôn nhân)

Pháp luật quy định như vậy liệu có hợp lý không?

– Đầu tiên, xét dưới góc độ pháp thì quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định quốc tế về quyền trẻ em và Hiến pháp năm 2013. Do đó, việc quy định trong pháp luật hôn nhân có thể hiểu rằng là dựa trên cơ sở đó và tiếp tục kế thừa phát huy cũng như ghi nhận quyền đó một cách cụ thể hóa hơn. Điều này góp phần bảo đảm tốt hơn quyền trẻ em nói chung và quyền trẻ em trong mối quan hệ cấp dưỡng nói riêng.

– Xét về mặt tâm sinh lý thì về độ tuổi chưa thành niên là các trẻ còn chưa hoàn thiện đủ về mặt tinh thần cũng như thể chất. Chúng cũng chưa có khả năng lao động nên chưa thể tự lo cho chính mình được.

  1. Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

 Đối ngược với người chưa thành niên thì con đã thành niên là người đã đủ mười tám tuổi trở lên. Nếu chỉ xét về độ tuổi thì đây là thời điểm họ có thể tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của riêng mìn. Nhưng pháp luật quy định dựa trên những điều kiện như:

– Điều kiện thứ 1: Họ không có khả năng lao động

Để xác định một người có khả năng lao động không thì dựa vào các điều kiện về sức khỏe, trí tuệ và thời gian. Do vậy người có khả năng lao động phải là người có sức khỏe; có khả năng nhận thức và có thời gian làm những công việc trog khả năng thấp nhất của mình tạo ra thu nhập đủ để nuôi sống bản thân

Từ đó, cũng có thể hiểu người không có khả năng lao động là người không có đủ sức khỏe do bệnh tật, đau ốm,…; bị mất năng lực HVDS như bị tâm thần, điên, mất trí nhớ….hoặc những người đang theo học trong các trường nên họ phải dành thời gian để học tập.

Điều kiện thứ 2: Họ không có tài sản để tự nuôi mình

– Trước tiên hiểu tài sản là bao gồm vật tiền giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác theo luật dân sự. Từ đó có thể suy ra người không có tài sản để nuôi mình là người không có tiền, cũng khống có nhà có đất hay bất cứ tài sản khác trị giá được bằng tiền hoặc cũng có thể là người dù có thu nhập nhưng tài sản và thu nhập của họ không đủ để đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu.

Thế nên khi cha mẹ ly hôn thì để có thể bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của đối tượng này thì nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra để thực hiện. Đồng thời còn góp phần san sẻ bớt phần nào gánh nặng cho người trực tiếp nuôi dưỡng.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,