Hoàn thiện pháp luật về phòng chống buôn bán người ở Việt Nam

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Để công tác đấu tranh phòng ngừa và trấn áp tội phạm buôn bán người được thực hiện tốt trong thời gian tới; đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện; để làm cơ sở pháp lý cho nhiệm vụ này được thực thi. Dưới đây là một số hướng:

– Hoàn thiện các quy định trong pháp luật hình sự. Mặc dù đã được sửa đổi khá phù hợp với quy định chung của chuẩn mực quốc tế; song chúng ta nên đưa vào những tình tiết tăng nặng như: buôn bán người với mục đích vô nhân đạo; cưỡng bức lao động; lấy đi một hay nhiều bộ phận cơ thể, buôn bán phụ nữ; vì mục đích làm công cụ cho việc đẻ thuê, buôn bán bào thai, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật.

Thêm vào tội danh đưa người đi lao động với mục đích bóc lột sức lao động; và các chế tài hình sự cụ thể cho những hành vi có liên quan đến lĩnh vực này của tổ chức; pháp nhân có hành vi lừa gạt người lao động … với những khung hình phạt nghiêm khắc. Từ đó để trừng phạt, răn đe và ngăn ngừa những hành vi phạm tội này.

Xem thêm: BUÔN BÁN NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

– Tiếp tục hoàn thiện các quy định về vấn đề hỗ trợ nạn nhân; và bảo vệ nạn nhân trong các vụ án buôn bán người. Cần phải ban hành thông tư riêng về việc quy định; và hướng dẫn thi hành các quy chế về bảo vệ nạn nhân. Cụ thể bảo vệ những ai, các biện pháp bảo vệ cụ thể như: tạo nơi trú ẩn an toàn; đưa người cần được bảo vệ đến các địa phương khác; thay đổi tên tuổi và cấm mọi hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân và những người có liên quan trọng quá trình tố tụng; thủ tục yêu cầu bảo vệ; kinh phí thực hiện các biện pháp này; và các lực lượng chức năng thực hiện việc bảo vệ nạn nhân. Việc bảo vệ bí mật cho nạn nhân cũng cần được quy định cụ thể hơn nữa.

– Bộ luật Lao động: cần thêm các điều khoản quy định trách nhiệm của tổ chức; pháp nhân trong việc đưa người lao động; và những nghĩa vụ giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh khi người lao động ở nước ngoài.

2. Giải pháp phòng ngừa khác:

Đó là các vấn đề:

– Phát triển kinh tế một cách đều; đặc biệt ở những nơi như nông thôn, miền núi, … Thêm vào đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo. Tránh việc người nông dân nhường ruộng đất cho doanh nghiệp; không có việc làm; buộc họ phải ra thành phố đi làm thuê; …; đây chính là mầm mống của nạn buôn người.

– Tăng cường các công tác phổ biến giao dục trong cộng đồng dân cư; nhà trường; thành lập lực lượng chuyên trách trong việc điều tra, xử lý; tổ chức tiếp nhận và trợ giúp các nạn nhân bị buôn bán người.

3. Hợp tác Quốc tế:

Muốn giải quyết được các vấn đề liên quan đến buôn bán người như bắt giữ tội phạm; giải cứu nạn nhân; dẫn độ tội phạm; và các vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp…

Chính vì vậy, chúng ta rất cần nghiên cứu và gia nhập Nghị định thư về Phòng ngừa và trừng trị buôn bán người; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em của Liên hợp quốc. Khi tham gia Nghị định thư này chúng sẽ không phải thực hiện việc đàm phán song phương với từng quốc gia; mà thực hiện theo quy chế chung của các quốc gia thành viên; tiết kiệm chi phí và thời gian đàm phán các Hiệp định song phương; tận dụng được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế về kinh tế; kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người, và kêu gọi sự hỗ trợ các tổ chức quốc tế cho những vấn đề trên.

Thêm vào đó, cần tăng cường hơn nữa hợp tác với các quốc gia trong khu vực; đặc biệt là những quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,