HIỂU RÕ VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Hiện nay, có nhiều trường hợp người bị tấn công vô tình làm chết người cho phòng vệ quá mức.

Pháp luật quy định về từng trường hợp cụ thể. Thế nào là hành vi giết người để tự vệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tội danh giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Tại Điều 22, trong mục “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” trong BLHS 2015 như sau quy định như sau:

Phòng vệ chính đáng

là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. (Khoản 1, Điều 22).

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân có hành vi phòng vệ chính đáng là với mục đích được quy định tại Khoản 1, Điều 22. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của người đang phạm tội.

Ngoài trường hợp đó, nếu phòng vệ quá mức hoặc cố tình lợi dụng phòng vệ để giết người sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Khung pháp lý khi phòng vệ vượt quá giới hạn

Căn cứ theo Điều 126 về “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi Phạm tội đối với 02 người trở lên.

MỘT SỐ VỤ ÁN ĐIỂN HÌNH

1. Bản án 69/2017/HSST  ngày 17/11/2017 tại Đồng Nai

Nguyễn Trường T1 và Chu Văn H xảy ra mâu thuẫn trong công việc. Hai người xô xát thì được anh Chu Văn H1, anh Đỗ Văn Q can ngăn. T1 cầm hai con dao chém anh H1 thì H1 bỏ chạy. T1 tiếp tục xông vào chém H, H dùng nón bảo hiểm đỡ. H nhặt được con dao bằng kim loại hiệu Zhong Wa. Cán dao dài 13cm x 2,5cm, lưỡi dao dài 20cm x 10cm. H chém lại một nhát trúng vào cổ của T1. Hậu quả T1 tử vong.

2. Bản án 07/2018/HSST ngày 08/02/2018 tại Hòa Bình

Bùi Văn A bị nhóm của Bùi Văn B gồm B, C và D vô cớ dùng chân tay không và đá tấn công liên tiếp vào người. Mặc dù Bùi Văn A đã lùi ra sát phía bờ rào của quán nhưng vẫn bị B, C D tấn công. Bùi Văn A đã dùng dao nhọn phòng vệ. Lưỡi dao bằng kim loại dài 10,2 cm. A khua để cảnh cáo. Nhưng nhóm của B vẫn tiếp tục tấn công A. A dùng dao đâm 01 nhát trúng vào bụng của Bùi Văn B. Hậu quả, Bùi Văn B bị thương, chảy nhiều máu sau đó bị chết do mất máu cấp.

Hai vụ án trên cho thấy, không phải lúc nào hành vi phòng vệ chính đáng cũng đều là hợp pháp. Trong pháp luật hình sự còn quy định về các trường hợp ngoại lệ, khi người bị hại có hành vi truy đuổi, hoặc cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Đương sự từ là “bị hại” có thẻ trở thành “bị can”. Do vậy, trong cuộc sống, các đương sự cần có hành xử đúng mực và biết điểm dừng đúng lúc.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang web: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486