Dấu hiệu định tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Dấu hiệu định tội là những dấu hiệu được mô tả trong CTTP cơ bản của tội phạm.

1. Khách thể của Tội:

Tội giết người do vượt quá giới hạn phỏng vệ chính đáng; có khách thể thuộc loại nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự của con người.

Khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng; quyền được tôn trọng; và bảo vệ tính mạng của mỗi con người. Với ý nghĩa là bộ phận của khách thể; đối tượng của tôi phạm này được mô tả ở quy định “ giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của khoản 1 Điều 126 BLHS năm 2015.

Theo đó, đối tượng tác động của Tội là người đang sống, có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, xâm phạm quyền; hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác.

Như vậy, đối tượng tác động của tội là người đang sống và có hành vi trái pháp luật; xâm phạm đến những lợi ích được pháp luật bảo vệ – bộ phận của khách thể của Tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng là quyển được sống; quyền được bảo vệ tính mạng của con người.

2. Chủ thể của Tội:

Tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 BLHS năm 2015. Ở khung cơ bản là tội ít nghiêm trọng; và ở khung tăng nặng là tội phạm nghiêm trọng. Như vậy, chủ thể của tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài ra, quy định của Điều 126 BLHS năm 2015 còn đòi hỏi dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu này được thể hiện ở chỗ, chủ thể của tội là người thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.

3. Mặt khách quan của Tội:

Dấu hiệu mặt khách quan của tội bao gồm: Dấu hiệu hành vi khách quan là hành vi tước đoạt tính mạng người khác (người có hành vi tấn công) do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; dấu hiệu hậu quả chết người; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt tính mạng người khác.

Những dấu hiệu này được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội. Ngoài ra, những dấu hiệu như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội… không được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm này. Nhưng xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

4. Mặt chủ quan của Tội:

Đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi có ý trực tiếp khi người phạm tội nhận thức rõ được hành vi chống trả của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra đồng thời; mong muốn hậu quả đó xảy ra; hoặc có thể là lỗi cố ý gián tiếp; khi họ nhận thức được hành vi phòng vệ quá mức của mình có khả năng dẫn đến hậu quả chết người đối với nạn nhân. Mặc dù họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn bỏ mặc hoặc chấp nhận cho hậu quả xảy ra.

Đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hành vi xâm phạm của nạn nhân; nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình; hoặc của người khác. Động cơ là dấu hiệu bắt buộc được phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Như vậy, lỗi và động cơ nêu trên của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội.

Xem thêm: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,