Dấu hiệu định tội của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (P2)

3. Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS; khi đạt độ tuổi chịu TNHS đó, cá nhân được coi là có năng lực TNHS; khi không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

Ngoài các quy định về chủ thể nêu trên, chủ thể không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còn phải là người có khả năng; và điều kiện cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Khả năng và điều kiện này là do bẩm sinh, rèn luyện, học tập; hay do tính chất nghề nghiệp mà có như vận động viên bơi lội, bác sĩ, cảnh sát phòng chảy chữa cháy…; mà có nghĩa vụ phải cứu giúp người khác đang ở trong tỉnh trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Dấu hiệu định tội của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (P1)

4. Mặt chủ quan của tội phạm:

Dấu hiệu lỗi ở mặt chủ quan của tội phạm luôn được phản ánh trong mọi CTTP. Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội.

Lỗi của người có hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi không cứu giúp của mình; là nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra. Tuy không mong muốn; nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, nếu người có hành vi không cứu giúp nhận thức; và cho rằng nạn nhân chưa phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; hoặc hoàn cảnh khách quan thể hiện điều đó; thì không coi là phạm tội và họ không có lỗi.

Đồng thời mặt chủ quan của tội phạm còn có động cơ; và mục đích phạm tội. Động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (các lợi ích, các nhu cầu được nhận thức); thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Người thực hiện hành vi (không hành động) phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; động cơ có thể là họ sợ ảnh hưởng bản thân, sợ bị liên lụy; sợ không cứu giúp được dẫn đến người đó chết thì bị coi là tội phạm.

Mục đích phạm tội là kết quả của ý thức chủ quan mà người phạm tội muốn phải đạt được; khi thực hiện hành vi (không hành động phạm tội. Trong trường hợp này thì mục đích của người thực hiện hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không hướng tới hậu quả nạn nhân chết; mà họ muốn hướng tới một đích khác như là lợi ích cá nhân; muốn bảo vệ chính bản thân họ gặp nguy hiểm.

Xem thêm: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,