CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHIẾM HỮU TÀI SẢN KHÔNG CĂN CỨ PHÁP LUẬT

CĂN CỨ PHÁP LÝ 

Chiếm hữu tài sản là một trong những quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 158, Bộ luật Dân sự 2015. Tại Điều 165 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Từng loại chiếm hữu được quy định lần lượt tại Điều 182 và Điều 183  về Chiếm hữu liên tục và Chiếm hữu công khai

– Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. (Điều 182).

– Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. (Điều 183).

PHÂN LOẠI CHIẾM HỮU KHÔNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

Theo ý chí của chủ thể chiếm hữu tài sản mà pháp luật dân sự phân loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thành hai loại:

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết hoặc không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu của người đó là không có căn cứ. Ví dụ: mua nhầm tài sản trộm cắp, có nguồn gốc do vi phạm pháp luật..

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không có căn cứ pháp luật hoặc tuy không biết nhưng pháp luật bắt buộc phải biết việc chiếm hữu của họ là không có căn cứ. Ví dụ mua tài sản như xe máy, máy tính…tại chợ đen mặc dù biết tài sản đó do vi phạm mà có.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: