BÀN VỀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1. Hình phạt tử hình được hiểu ra sao?

Được quy định tại Điều 40 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án; là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Những tội phạm ấy thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người; các tội phạm về ma túy, tham nhũng; và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định.

2. Mục đích của hình phạt tử hình:

Thứ nhất, mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ảnh rõ nét bản chất xã hội; hay bản chất giai cấp. Thời xưa, những hình thức thi hành hình phạt tử hình rất dã man; phần nào thể hiện mục đích “trả thù” người phạm tội.

Dần dần, với quan điểm tiến bộ, nhân đạo, hình phạt tử hình không còn mang mục đích như trước. Tuy vẫn duy trì ở đa số các nước nhưng tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng; và hình phạt đó nghiêm khắc nhất để “trừng trị” họ.

Xem thêm: BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Quan điểm tiến bộ nói trên, phần nào, đã được thể hiện ở Điều 31 BLHS 2015. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội; giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; ngăn ngừa việc phạm tội mới, giáo dục phòng ngừa chúng.

Tuy nhiên đối với hình phạt tử hình thì mục đích giáo dục cải tạo người bị kết án không đặt ra. Vì thông thường do tính chất tội phạm mà họ gây ra; mà Toà án nhận định rằng người phạm tội không còn khả năng giáo dục cải tạo. Và khi bị kết án tử hình, họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả gây ra.

Từ đó, có thể thấy, mục đích chính là phòng ngừa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hại cao là cần thiết.

Xem thêm: BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Có thể nói, trong tất cả các loài hình phạt được áp dụng; chỉ có hình phạt tử hình có hiệu quả ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới cao nhất. Nó mang tính tuyệt đối bởi lẽ một cá nhân đã chết không thể tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hình phạt từ hình chỉ được áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; thể hiện bản chất hung hãn cao, coi thường từ tính mạng, sức khoẻ của người khác cho đến pháp luật quy định. Nếu để họ sống thì họ sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cao cho xã hội… Vì vậy, áp dụng hình phạt tử hình là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất.

Thứ hai, khi quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội; nó không chỉ tác động lên bản thân người phạm tội; mà còn tác động mạnh lên các thành viên khác trong xã hội. Nhất là những người không “vững vàng” trong cuộc sống; đang có ý định phạm tội để răn đe, ngăn ngừa họ phạm tội.

Hình phạt tử hình có vai trò cảnh báo cho những người đang hoặc đã có ý định phạm tôi về hậu quả pháp lý; mà họ phải gánh chịu nếu thực hiện tội phạm. Từ đó, họ cần từ bỏ ý định phạm tôi hoặc phải thận trọng hơn trong xử sự; để tránh sự trừng phạt của Nhà nước. Họ phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật; hoặc là phạm tội và có nhiều khả năng phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

Như vậy, có hai mục đích là: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới (phòng ngừa riêng); ngăn ngừa người khác phạm tội (phòng ngừa chung). Đó chính là kết quả thực tế cuối cùng mà nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được.

Xem thêm: HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

3. Ý nghĩa hình phạt tử hình

Việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi xem xét quyết định hình phạt trong lĩnh vực hình sự, phải đáp ứng nguyên tắc hình phạt đối với người phạm tội. Nó phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm gây cho xã hội của tội phạm.

Đối với người phạm tội mà tính chất ngoan cố; thể hiện một cách quyết liệt thì khả năng cải tạo, giáo dục đối với họ là không thể. Trong trường hợp đó, để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; thì hình phạt trên mới đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.

Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự đảm bảo đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tinh mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân.

Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý. Chúng có liên quan chặt chẽ đến khoa học luật hình sự. Như Tội phạm học, Tâm lý học tội phạm, xã hội học hình sự,…

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , , ,