3. Chủ thể của tội phạm
Là chủ thể thường. Chỉ cần đáp ứng điều kiện là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đòi hỏi người phạm tội cũng phải là người có năng lực TNHS; tức là khi thực hiện hành vi phạm tội; họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác; là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm; và họ có khả năng điều khiển; kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Thêm vào đó, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi luật định (Điều 12 BLHS). Căn cứ vào quy định trên thì chủ thể của tội là người có năng lực TNHS; và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Như vậy, người dưới 16 tuổi khi thực hiện hành vi quy định tại Điều 125 BLHS, gây ra hậu quả chết người thì không phải chịu TNHS về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Chế định độ tuổi chịu TNHS được xây dựng dựa trên nguyên tắc lỗi mà PLHS đã xác định khi đặt ra vấn đề truy cứu TNHS; đối với người phạm tội. Đồng thời phải phù hợp với nguyên tắc quyết định hình phạt; và chính sách hình sự của nước ta.
4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội thực hiện tội phạm chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ; hoặc người thân thích của họ làm tinh thần họ bị kích động mạnh; dẫn tới hành vi phạm tội.
Mặc dù người phạm tội bị hạn chế; trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết người; vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh ;nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy cứu TNHS. Bởi thực tế, lúc đó họ chưa mất khả năng nhận thức; và vẫn còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người.
Xem thêm: Dấu hiệu pháp lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động P1
Trường hợp, người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì họ thấy trước hậu quả; và ý chí của người phạm tội được biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người xảy ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội.
Còn nếu người phạm tội thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác; với lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng hậu quả này nằm ngoài mục đích; và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hưởng vào hậu quả chết người mà hướng vào mục đích khác; mục đích của hành vi. Bởi lẽ khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích đông mạnh; vì vậy, có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức; do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình; hoặc người thân thích của mình mà không mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, dù lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là lỗi có ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp; thì đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất. Mặc dù chưa có hướng dẫn về lỗi có ý đột xuất; nhưng qua thực tiễn xét xử có thể hiểu lỗi có ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội; đã thực hiện ngay ý định đó. Do vậy, trong trường hợp này, người phạm tội không hề có sự chuẩn bị trước về tinh thần; cũng như công cụ, phương tiện phạm tội; dẫn đến việc họ chưa có sự cân nhắc kỹ khi thực hiện hành vi phạm tội.
Xem thêm: Khái niệm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: dấu hiệu pháp lý, hình sự, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh