1. Những điểm tương đồng:
Tội giết người và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; đều không được các nhà làm luật quy định khái niệm cụ thể. Mà trong đó, chỉ quy định về tội danh.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ TNHS đặc biệt. Vì có dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Do vậy, tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng mang đầy đủ các dấu hiệu của tội giết người.
Đó là về khách thể: Xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng; bảo vệ tính mạng của con người.
Về mặt khách quan: Hành vi tước đoạt tính mạng người khác và hậu quả chết người.
Về mặt chủ quan: Lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp); và chủ thể phải là người có năng lực TNHS.
2. Những điểm khác biệt:
Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này có những điểm khác biệt như sau:
– Thứ nhất, về dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Điểm khác biệt rõ rệt nhất về dấu hiệu chủ thể của hai tội chính là khi thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác; chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải là người thực hiện quyền phòng vệ chính đáng của minh; trước sự tấn công trái pháp luật của nạn nhân. Còn chủ thể của tội giết người không đòi hỏi có dấu hiệu này.
Tuy đòi hỏi chủ thể của hai tội phạm này đều phải là người có năng lực TNHS; nhưng đòi hỏi về độ tuổi chịu TNHS là khác nhau. Theo Điều 12 BLHS năm 2015; chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; phải là người đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong khi chủ thể của tội còn lại phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Như vậy, độ tuổi chịu TNHS của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; cao hơn so với độ tuổi chịu TNHS của tội giết người. Quy định như vậy là do tính chất; và mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn; của tội giết người thông thường so với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
– Thứ hai, về dấu hiệu hành vi khách quan. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; và tội giết người đều có chung dấu hiệu hành vi khách quan; đó là hành vi tước đoạt tính mạng người khác; tức là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác.
Tuy nhiên, đối với tôi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; người phạm tội chỉ có thể thực hiện hành vi đó dưới dạng hành động thông qua nhiều hình thức khác nhau; như đâm, chém, bắn … Người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; chỉ có thể thực hiện hành vi khách quan dưới dạng hành động; không thể có trường hợp nào mà người phạm tội chống trả sự tấn công trái pháp luật của nạn nhân; bằng hành vi thực hiện dưới dạng không hành động cả. Người phạm tội buộc phải thực hiện việc chống trả bằng hành động mới có thể ngăn chặn được sự tấn công của nạn nhân.
Còn đối với tộigiết người hành vi khách quan có thể được thực hiện dưới dạng hành động; hoặc không hành động phạm tội như không tiêm thuốc chữa bệnh, bỏ đói, bỏ khát .. cho đến chết.
Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
– Thứ ba, về dấu hiện nạn nhân của tội phạm. Nếu như nạn nhân của tội giết người có thể là bất kỳ người nào thì nạn nhân của tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng phải là người có hành vi tấn công trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác.
– Thứ tư, về dấu hiệu động cơ của người phạm tội. Nếu như trong CTTP của tội giết người không đòi hỏi dấu hiệu động cơ phạm tội, thì trong CTTP của tội giết người do vượt quá giới hạn phỏng vệ chính đáng đòi hỏi động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của nạn nhân nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
Như vậy, động cơ muốn ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của nạn nhân nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình; hoặc của người khác là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, người phạm tội đã lựa chọn biện pháp phòng vệ quá mức cần thiết so với hành vi tấn công của nạn nhân. Sự lựa chọn này cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh khi thực hiện hành vi phòng vệ. Hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xuất phát từ động cơ như vậy nên tội giết người trong trường hợp này mới được quy định là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ TNHS đặc biệt.
Xem thêm: Phòng vệ chính đáng với Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: hình sự, phân biệt, tội giết người, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng