[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG

Rất nhiều người lầm tưởng rằng sau khi ra trường, sinh viên Luật chỉ có một lựa chọn nghề nghiệp duy nhất đó là làm Luật sư. Để gỡ bỏ “định kiến” sai lầm này, bài viết dưới đây sẽ liệt kê đa dạng các nghề nghiệp mà sinh viên Luật có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp.
1. Luật sư
Với bản chất thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành luật, đây là ngành nghề mà đại đa số sẽ nghĩ đến đầu tiên khi nhắc về ngành này.
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
1.1.Công việc:
– Chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công;
– Đại diện theo pháp luật cho công ty/khách hàng trong quá trình đàm phán hoặc tố tụng tại Tòa;
– Tư vấn pháp lý thường xuyên và theo vụ việc cho công ty/khách hàng;
– Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong trường hợp cần thiết;
– Thu thập chứng cứ phục vụ quá trình kiện tụng.
– Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu công việc;
– Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
1.2.Yêu cầu:
– Phải đáp ứng điều kiện tại Điều 12 Luật luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư 2012);
– Kỹ năng: giao tiếp, xử lý tình huống tốt, xử lý công việc độc lập hoặc công việc nhóm hiệu quả; tinh thần trách nhiệm cao; tác phong chuyên nghiệp, quyết đoán.
2. Giảng viên ngành luật
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
2.1.Công việc:
– Ngoài các cơ sở đào tạo giáo dục về Luật, thì hầu hết ở các trường đại học, cao đẳng khác đều cần những giảng viên luật để dạy môn pháp luật đại cương. Có nhiều môn chuyên ngành luật có thể giảng dạy: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật thương mại, …
– Đánh giá sinh viên và các công tác học vụ khác.
2.2.Yêu cầu:
– Cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành Luật hệ chính quy. Ngoài ra còn kèm theo các chứng chỉ tiếng Anh tùy vào yêu cầu cụ thể của các trường.
– Có nghiệp vụ sư phạm.
– Kỹ năng: tin học, giao tiếp, thuyết trình…
3. Công chứng viên

[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG

3.1.Công việc:
– Tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.
– Công chứng và chịu trách nhiệm về Hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật.
– Soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý.
– Hỗ trợ việc soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.
3.2.Yêu cầu:
– Có bằng cử nhân luật.
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
– Thành thạo tin học văn phòng. Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt.
4. Kiểm sát viên:
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
4.1.Công việc:
– Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.
– Kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.
– Tham gia điều tra, truy tố tội phạm, nếu kết quả điều tra không hợp lý, Công tố viên có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
4.2.Yêu cầu:
– Trình độ cử nhân luật trở lên.
– Nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm.
– Khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo,…
– Phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh vững vàng.
5. Thư ký Tòa án:
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
5.1.Công việc:
– Ghi chép biên bản diễn biến phiên tòa.
– Quản lý và sắp xếp hồ sơ.
– Kiểm tra danh sách và phổ biến nội quy phiên tòa với những người được triệu tập.
– Làm rõ lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
– Hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án: hướng dẫn đương sự bổ sung thông tin, chứng cứ, ghi chép biên bản các phiên hòa giải và các nghiệp vụ tố tụng khác.
5.2.Yêu cầu:
– Đã tốt nghiệp đại học Luật hoặc có bằng cử nhân Luật.
– Trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
– Thành thạo tin học văn phòng.
– Khả năng phân tích, xử lý vấn đề pháp lý; thuyết trình, diễn giải; giao tiếp tốt.
6. Thẩm phán:
Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
6.1.Công việc:
– Chủ trì xét xử và điều trần các vụ án.
– Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo luật pháp, đánh giá các tài liệu, báo cáo.
– Lắng nghe, xem xét và đánh giá các lập luận, chứng cứ.
– Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
– Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp.
6.2.Yêu cầu:
– Có bằng cử nhân luật – Làm thư ký Tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
– Có kỹ năng định hướng, định vị, khả năng xác định và phân tích các vấn đề.
– Khả năng làm chủ ngôn ngữ, thành thạo Ngoại ngữ (Tiếng Anh).
7. Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp:
Đây là ngành nghề được ví von là nhà làm luật cho các doanh nghiệp.
[8] NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT KHI RA TRƯỜNG
7.1.Công việc:
– Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật nội bộ của doanh nghiệp;
– Rà soát việc thực hiện, chấp hành pháp luật trong doanh nghiệp;
– Tham gia soạn thảo hợp đồng, văn bản, hồ sơ giao dịch. Kiểm soát tính pháp lý đối với các văn bản, hợp đồng do Công ty ban hành, ký kết;
– Cố vấn cho ban giám đốc về pháp luật;
– Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến các hồ sơ, thủ tục như thành lập, thay đổi, đăng ký nhãn hiệu…
– Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý của công ty.
– Quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý của Công ty theo quy định.
– Các công việc khác theo sự chỉ đạo của quản lý trực tiếp.
7.2.Yêu cầu:
– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật;
– Có kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp chế doanh nghiệp;
– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
– Tin học văn phòng;
– Thực hiện công việc chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả tốt.
– Giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo, linh hoạt.
8. Nhân viên tiền lương và phúc lợi (C&B):
8.1.Công việc:
– Quản lý hồ sơ nhân viên, cập nhật tình hình lao động.
– Chấm công, theo dõi phép năm.
– Tính lương, thưởng, thuế TNCN, chế độ thôi việc (quy mô nhân sự tùy công ty)
– Theo dõi quản lý BHXH, BHYT, Hợp đồng lao động.
– Theo dõi cập nhật đề xuất điều chỉnh các chính sách lương& phúc lợi.
– Giám sát thực hiện nội quy kỷ luật.
8.2.Yêu cầu:
– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật hoặc quản trị nhân sự;
– Có kinh nghiệm trong lĩnh vực C&B;
– Am hiểu chuyên môn lĩnh vực nhân sự, chuyên môn về chính sách tiền lương & phúc lợi, Luật lao động VN;
– Kỹ năng nghiên cứu và phân tích tốt;
– Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu;
– Kỹ năng tương tác, phối hợp làm việc với con người.
Trên đây là danh sách 08 nghề nghiệp mà sinh viên Luật có thể ứng tuyển sau khi ra trường. Không nhất thiết chỉ có duy nhất mỗi nghề luật sư, luật là một ngành rất đa dạng và bao quát rộng trên nhiều lĩnh vực. Do đó, các bạn đừng sợ không tìm được việc làm nhé.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: ,