YẾU TỐ LỖI TRONG TRƯỜNG HỢP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

YẾU TỐ LỖI  TRONG TRƯỜNG HỢP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
YẾU TỐ LỖI TRONG TRƯỜNG HỢP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

1, Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

 Một là, phải có sự thống nhất về ý chí của những người đã cùng nhau gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại

Ví dụ: Hai người anh A và anh B cùng thống nhất về hành vi gây thiệt hại cho ông C bằng cách đốt nhà của ông. Trong đó họ tự tổ chức anh A thực hiện công việc tưới xăng, anh B châm lửa đốt. Trong tình huống này, anh A và anh B được xác định là cùng gây thiệt hại.

 Hai là, để phát sinh việc liên đới chịu trách nhiệm thì  phải có sự thống nhất về hành vi của nhiều người gây thiệt hại.

 Nghĩa là trong trường hợp vi phạm đó nhất thiết phải tồn tại hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Họ có thẻe phân công cho nhau các công việc, có  người có thể thực hiện một hoặc một vài hành vi theo sự bàn bạc trước đó, nhưng phải có hành vi của nhiều người ( từ 2 người trở lên ) thì thiệt hại mới có thể xảy ra.

Ba là, tất cả những người gây thiệt hại đều phải có lỗi.

Trong nhiều trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại nhưng để phát sinh trách nhiệm liên đới thì phải xét đến yếu tố lỗi của từng người nên nếu  nhiều người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại thì tất cả những người đó đều có lỗi cố ý hoặc vô ý trong khi thực hiện hành vi của mình. Điều này có nghĩa là những người tham gia họ đều ý thức rằng việc họ làm là sai trái, không đúng với quy định pháp luật

Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại với hậu quả xảy ra.

Căn cứ này cũng giống như trường hợp phát sinh TNBTTH thông thường, thì để phải chịu việc bồi thường thì hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người khác.

2, Yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Điều kiện lỗi trong việc xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với nguồn nguy hiểm cao độ hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, pháp luật dân sự hiện hành quy định rõ chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH kể cả khi họ không có lỗi. Theo đó, cách hiểu về điều kiện lỗi trong trường hợp được hiểu như sau

Thứ nhất, dựa trên quy định của PL dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hoàn toàn không cần phải xem xét đến yếu tố lỗi của người gây thiệt hại. Trên nền tảng của quan điểm này có hai cách tiếp cận như sau

– Trong BLDS có quy định đối tượng nào là nguồn nguy hiểm cao độ và khung pháp lý phát sinh trách nhiệm BTTH đối với các chủ thể tương ứng, nên khi tiến hành áp dụng  trách nhiệm BTTH trong truowfg hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần phải áp dụng đối với mọi trường hợp đối tượng có hành vi dẫn đến thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ

xem thêm: BLDS 2015

– Bên cạnh đó, cách tiếp cận thứ hai thì xác định điểm xuất phát của việc áp dụng PL là trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoàn toàn trừ yếu tố lỗi, nên nếu đối tượng là nguồn nguy hiểm cao độ khi gây ra thiệt hại thì không cần phải xác định đến yếu tố lỗi, dù cho đó là loại lỗi gì, lỗi như thế nào cũng đều không áp dụng trách nhiệm BTTH

Thứ hai, Quan điểm về vấn đề “lỗi” không chỉ được tiếp cận ở góc độ xem xét lỗi của chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng đối với hành vi gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc loại trách nhiệm BTTH do TS gây ra nên nếu như có chứa yếu tố lỗi đối với hành vi thì lại không áp dụng trong trường hợp này được.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,