Xử lý hành vi xả thải nguy hại ra môi trường trái pháp luật

Trên địa bàn chúng tôi đang ở có các cơ sở sả‌n xuất giấy vàng mã đang xả thả‌i trực tiếp nước xeo giấy ra sông; hộ gia đình kinh doanh tại địa phương, có cơ sở sả‌n xuất bột giấy, đã lắp đặt cống ngầm xả trực tiếp nước thả‌i ngâm ủ bột giấy ra sông khiến cho các hộ kinh doanh nuôi cá lồng và bè trên sông thiệt hại nghiệm trọng. Xin hỏi hành vi xả thải nguy hại ra môi trường của các đơn vị trên bị xử lý như thế nào theo quy định?

Nội dung tư vấn

Vấn đề bạn hỏi, Luật sư và chuyên gia của Công ty cổ phần phát triển SJK Việt Nam trả lời như sau:

Các trường hợp xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép

Theo Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước quy định chi tiết, cụ thể các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.

2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nướcbao gồm:

a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nướcbao gồm:

a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;

c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;

d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.”

Theo quy định trên, các trường hợp không phải đăng ký giấy phép xả thải thuộc các trường hợp sau:

Một là, khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

Hai là, khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

Ba là,  khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

Bốn là, khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

Năm là, khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Tuy nhiên đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 27/2014/NĐ-CP về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước quy định:

5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;

b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;

c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;

g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.”

Như vậy, tại điểm đ khoản 5 Điều 1 Thông tư 27/2014/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất  giấy và bột giấy bắt buộc phải đăng ký giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Theo đó các cơ sở sả‌n xuất giấy vàng mã đang xả thả‌i trực tiếp nước xeo giấy ra sông; hộ gia đình kinh doanh tại địa phương, có cơ sở sả‌n xuất bột giấy, đã lắp đặt cống ngầm xả trực tiếp nước thả‌i ngâm ủ bột giấy ra sông thuộc một trong các cơ sở, sản xuất kinh doanh phải đăng ký giấy phép xả thải.

Xả nước thải nguy hại vào nguồn nước không có giấy phép bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định như sau:

Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải đăng ký giấy phép xả thải vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và các hình phạt bổ sung. Cụ thể:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 70.000 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 70.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm trở lên.

9. Xả nước thải thuộc trường hợp phải có giấy phép xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại điểm a của các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.

9. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.”

Đối  với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã đăng ký giấy phép xả thải nhưng vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể có hình phạt bổ sung theo các khung sau được quy định tại Điều 20 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Không báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép và cơ quan chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi xả nước thải gây ra.

2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép;

b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thu gom nước thải không đúng thiết kế theo quy định của giấy phép;

b) Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng quy trình vận hành theo quy định của giấy phép;

c) Không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước;

d) Tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải do mình đầu tư, quản lý, vận hành không đúng quy định của giấy phép.

4. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 19 của Nghị định này.

5. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.”

Như vậy, các cơ sở sả‌n xuất giấy vàng mã đang xả thả‌i trực tiếp nước xeo giấy ra sông; hộ gia đình kinh doanh tại địa phương, có cơ sở sả‌n xuất bột giấy, đã lắp đặt cống ngầm xả trực tiếp nước thả‌i ngâm ủ bột giấy ra sông khiến cho các hộ kinh doanh nuôi cá lồng và bè trên sông thiệt hại nghiệm trọng có thể bị áp dụng một trong hai hình phạt theo quy định như trên trong trường hợp không đăng ký giấy phép xả thải hoặc có giấy phép xả thải nhưng vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: