VIỆC CẦM GIỮ TÀI SẢN CỦA BÊN CÓ NGHĨA VỤ CHẤM DỨT KHI NÀO?

VIỆC CẦM GIỮ TÀI SẢN CỦA BÊN CÓ NGHĨA VỤ CHẤM DỨT KHI NÀO?
VIỆC CẦM GIỮ TÀI SẢN CỦA BÊN CÓ NGHĨA VỤ CHẤM DỨT KHI NÀO?

Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền sẽ được chiếm giữ TS của bên có TS là đối tượng của hợp đồng song vụ. Theo đó, cầm giữ tài sản có thể được chấm dứt do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nên tại thời điểm việc cầm giữ tài sản chấm dứt thì nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ có thể đã thực hiện hoặc chưa thực hiện xong .

Về vấn đề này, pháp luật dân sự hiện hành đã có quy định cụ thể tại Điều 350 bao gồm năm trường hợp chấm dứt cầm giữ tài sản, bao gồm:

Trường hợp 1: bên cầm giữu đã không còn chiếm giữ tài sản của bên có NV trên thực tế nữa

Việc không cầm giữ TS trên thực tế nữa có thể do tài sản đó bị người thứ ba chiếm hữu trái pháp luật hoặc là bên cso quyền không thể tiếp tục thực hiện quyền cầm giữ được nữa. Thế nhưng, riêng trường hợp mà tài sản cầm giữ bị bên thứ ba chiếm hữu trái pháp luật thì bên có quyền có quyền truy đòi lại TS theo quy định của pháp luật dân sự và chỉ đến khi nào mà bên cầm giữ không thể truy đòi được TS đó hoặc là không muốn truy đòi nữa thì cầm giữ tài sản mới chấm dứt.

Trường hợp 2: Các bên có quyền và bên có NV thỏa thuận với nhau sử dụng một biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho biện pháp cầm giữ

Việc thay thế cầm giữ bằng bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác đều phải được sự đồng ý của bên bên có quyền, bởi vấn đề này nằm trong phạm vi quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ hợp đồng. Do vậy, các chủ thể có thể thỏa thuận bất cứ biện pháp nào mà pháp luật quy định để thay thế biện pháp cầm giữ

Trường hơp 3: việc cầm giữ chấm dứt khi nghĩa vụ của bên có NV đã thực hiện xong

Như đã đề cập trước đó, mục đích của việc cầm giữu tài sản chính la bảo đảm cho việc thực hiện NV của bên có NV và chỉ được áp dụng khi có bên có NV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng NV của mình nhằm bảo đảm quyền lợi của beenc ó quyền, nên một khi NV đó đã được tiến hành thực hiện xong rồi thì cũng là lúc mục đích của bên cầm giữ khong còn và biện pháp cầm giữ tài sản lúc này đương nhiên sẽ chấm dứt

Trường hợp 4: Tài sản cầm giữ không còn nữa thì việc cầm giữ chấm dứt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tài sản không còn nữa, tùy từng nguyên nhân mà bên cầm giữ có thể phải hoặc không phải chịu trách nhiệ đối với bên có nghĩa vụ. Nếu như tài sản cầm giữ đó không còn nữa do lỗi của bên có quyền thì họ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự tại điều 349 khoản 5. Lúc này thì cả hai bên lại có nghĩa vụ với nhau, và nếu như đủ điều kiện để bù trừ thì các ác bên có quyền được bù trừ nghĩa vụ đối với nhau. Còn nếu trong trường hợp mà tài sản không còn do nguyên nhân bất khả kháng thì bên cầm giữ không phải thực hiện việc bồi thương

Trường hợp 5: Việc cầm giữ có thể chấm dứt theo thỏa thuận của các bên

Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, và ý chí của các bên luôn được coi trọng và thực hiện nếu không trái với quy định của pahsp luật. Tất cả các hợp đồng có hiệu lực đều là hệ quả của sự thỏa thuận dó đó biện pháp cầm giữ tài sản cũng có thể được chấm dứt theo sự thỏa thuận của bên có quyền và bên có nghĩa vụ.

Tuy nhiên để đạt được thỏa thuận này thì có thể xuất phát từ sự tin cậy giữa hai bên giao kết hợp đồng hoặc bên có NV phải đáp ứng được các điều kiện khác do hai bên thỏa thuận với nhau. Sự thảo thuận này là thay thế cầm giữ tài sản bằng một biện pháp bảo đảm khác hoặc có thể là chấm dứt hoàn toàn biện pháp cầm giữ tài sản mà không cần phải thay thế bằng bất kỳ một biện pháp bảo đảm nào khác theo ý chí của bên có quyền.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,