Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Vận chuyển đường biển quốc tế là động mang tính thương mại hóa toàn cầu, giúp các nước trên thế giới có thể giao lưu, trao đổi hàng hóa một cách thuận tiện.

Nền công nghiệp đóng tàu phát triển, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước được tốt và phát triển hơn, chính những yếu tố đó đã làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa ra quốc tế bằng đường biển tăng mạnh trong vài năm trở lại đây. Theo con đường này, việc gửi và nhận những kiện hàng có khối lượng lớn, cần điều kiện bảo quản đặc biệt, khoảng cách địa lý xa đã không còn là vấn đề quá nan giải ở thời điểm hiện tại.

Lâu nay hoạt đồng vận chuyển hàng hóa đi quốc tế ở nước ta vốn đã xuất hiện và được một số cá nhân, doanh nghiệp là chủ hàng thường xuyên thực hiện. Tuy vậy, xuất phát từ hạn chế về phương thức, vấn đề chi phí, nó ít nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý những người đang có nhu cầu này. Mãi tới khi hoạt động vận tải biển phát triển, phần nào khó khăn trong thị trường giao nhận mới được giải quyết.

1. Phương thức vận chuyển đường biển quốc tế

Kinh tế thế giới phát triển, kéo theo dịch vụ giao thương, buôn bán giữa các quốc gia được đẩy mạnh, nhờ đó vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, hàng không và đường biển tăng vọt.

Vào thế kỉ V trước công nguyên, con người đã biết vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để giao lưu, buôn bán với các khu vực, vùng miền lân cận hoặc quốc gia với nhau. Điều đó cho thấy rằng, vận tải biển ra đời từ rất sớm (sau đường sông).

Vận chuyển đường biển quốc tế là chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách giữa các nước thông qua sử dụng phương tiện đi lại trên biển như tàu thuyền. Tính đến thời điểm hiện tại, vận tải đường biển đã đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Việt Nam, giúp tăng tăng trưởng nền kinh tế, tình hữu nghị hợp tác bè bạn khắp nơi trên trường quốc tế.

2. Ưu điểm khi hàng hóa được vận chuyển quốc tế bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:

– Các tuyến đường biển thông thoáng, tự nhiên nên không tốn chi phí sữa chữa, nâng cấp hay bảo dưỡng. Vì vậy chi phí thấp hơn so với các phương thức vận chuyển hàng hóa khác, giúp chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới và ngược lại.

– Vận chuyển bằng đường biển hàng hóa không bị giới hạn về khối lượng, chở được hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn và đa dạng các loại hàng. Quá trình bốc dỡ hàng vào kho dễ dàng, tiết kiệm chi phí, nhiên liệu.

– Nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu vận chuyển đường biển quốc tế, nhiều công ty chuyên chở hàng bằng đường biển quốc tế ra đời, giúp các chủ hàng lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ tốt nhất, từ giá cả cho đến chất lượng vận chuyển.

3. Thời gian vận chuyển đường biển quốc tế

Thời gian một chuyến hàng di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiêt, đường đi, khoảng cách địa lý giữa các nước với nhau trên vùng biển. Vì vậy, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển thường kéo dài từ một đến vài tháng.

Thời gian vận chuyển đường biển có thể dài hơn với phương thức vận tải khác. Tuy nhiên, hiện nay đã có tàu công suất lớn tân tiến và tối ưu, giúp khắc phục phần nào hạn chế về mặt thời gian, khách hàng an tâm khi lựa chọn cách vận chuyển hàng hóa này.

4. Tải trọng của tàu hàng dùng trong vận chuyển đường biển quốc tế

Trọng tải của một con tàu phân ra làm hai loại, gồm có:

– DWT (deadweight) là tải trọng tổng cộng của khối lượng hàng, nhiên liệu, vật dụng khác mà tàu có thể chở.

– DWT (deadweight tonnage) là trọng tải tàu chở được, bao gồm thủy thủ, hành khách, hàng hóa, đồ vật. Đây là đơn vị dùng để đo khả năng, độ an toàn của tàu tính bằng tấn.

Đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển thì tải trọng con tàu cần đảm bảo được trọng lượng hàng hóa hoặc hành khách ở mức an toàn, tránh chở vượt chỉ tiêu của tàu, gây nên những tổn thất nặng nề và hậu quả đáng tiếc.

Hai công thức tính cụ thể để kiểm tra trọng tải cho phép của một con tàu khi di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế như sau:

– 1 tấn trọng tải DWT = 2.240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = 1.016,05 kg  (1.000 kg = 1 tấn)

1 MT (tấn mét) = 2204 pounds = 1.000 kg

– Trọng tải (DWT) = Sức chở hàng của tàu + Trọng lượng thuyền viên, hành lý, thực phẩm, nước ngọt, dầu mỡ, nước dằn tàu.

5. Các quốc gia thường vận chuyển đường biển về Việt Nam

Giao lưu, trao đổi hàng hóa tăng trưởng mạnh, giúp vận chuyển quốc tế đường biển ở Việt Nam phát triển, phạm vi hoạt động xuất nhập khẩu rộng lớn từ Mỹ, Úc, Nhật, Hàn và Trung Quốc.

Vận chuyển đường biển từ Mỹ về Việt Nam

Việt Nam và Mỹ là 2 quốc gia có khoảng cách địa lý gần nửa địa cầu, làm thời gian vận chuyển bằng đường biển lâu hơn rất nhiều, có khi kéo dài lên đến hàng tháng.

Sau khi kí kết, thỏa thuận và hoàn thành xong mọi thủ tuc liên quan với các đối tác Việt Nam, chủ doanh nghiệp Mỹ sẽ tiến hành xuất khẩu. Hàng hóa sẽ chứa trong thùng container diện tích lớn vận chuyển về Việt Nam bằng đường thủy.

Vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

Trung Quốc là một trong những nước láng giềng của Việt Nam, chung biên giới trên đường bộ và biển nên thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán hàng hóa. Đặc biệt, vận chuyển hàng hóa đường biển diễn ra sôi nổi và thường xuyên.

Vì khoảng cách địa lý của hai nước khá gần nên chi phí vận chuyển rẻ, tốc độ di chuyển, thời gian giao nhận hàng nhanh và tính an toàn của lô hàng cao.

Vận chuyển đường biển từ Hàn Quốc về Việt Nam

Tuy Hàn quốc khác thể chế chính trị nhưng giống nhau về lịch sử và văn hóa, thuận tiện trong việc trao đổi hàng hóa bằng đường biển. Các mặt hàng từ nông sản cho đến thiêt bị điện tử sẽ được bảo quản trong các thùng container, giúp chất lượng hàng hóa ổn định, trang thiết bị tàu phải thuộc loại tối tân, hiện đại.

Vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam

Những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác song phương giữa Nhật và Việt Nam giúp các hoạt động giao thương của doanh nghiệp hai nước ngày một phát triển, thể hiện rõ qua việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Hàng hóa đóng gói trong các container chuyển từ Nhật về Việt Nam bằng đường biển được nhiều doanh nghiệp chọn lựa vì đây là tuyến giao thông di chuyển thông thoáng, tự nhiên, thuận tiện cho việc đi lại.

Các tàu có tải trọng và công suất lớn, tốc độ di chuyển nhanh được đưa vào sử dụng, giúp các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Nhật về tiết kiệm chi phí và thu được những nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Vận chuyển đường biển từ Úc về Việt Nam

Úc và Việt nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1973, giúp hai nước cùng phát triển trong nhiều lĩnh vực giao thương đường biển và hàng không, đạt được những con số hết sức ấn tượng.

Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ Úc về Việt Nam sẽ trải qua quy trình kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ và chuyên nghiệp, tránh thất thoát hàng hay tổn hại đến chúng trong quá trình di chuyển.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: , ,