TS. Trần Du Lịch cho biết năm 2020, Việt Nam đang dấy lên niềm hi vọng sẽ sáng sủa hơn, mở ra một thời kỳ mới.
“Kinh tế Việt Nam thời điểm này này so với 5 năm trước đã tốt hơn, những yếu tố từng gây bất ổn kinh tế vĩ mô như ngân hàng giờ từng bị coi là “quả bom nổ chậm” hiện nay đã cực kỳ ổn định”, ông cho biết.
Theo ông, Việt Nam đứng trong bối cảnh chu kỳ cứ 5 năm sau tăng trưởng thì sẽ 5 năm chậm lại, nhưng hiện nay vẫn nhiều kỳ vọng rằng giai đoạn tiếp theo 2020 sẽ đổi chiều tăng trưởng. “Tức là kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Những gì còn băn khoăn sẽ khắc phục được hoặc hạn chế”, ông nói.
Ông Trần Du Lịch cũng chỉ ra một số hạn chế của nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Đơn của như về xuất khẩu, Việt Nam hiện là nước gia công chủ yếu. Do vậy, nếu tiếp tục xuất khẩu và thu hút đầu tư như hiện nay sẽ gây ra hai hậu quả đổ vỡ. Mặt khác, ông cho rằng việc dồn vào một thị trường như Mỹ hay xuất siêu một nơi, nhập siêu một nơi là không ổn.
“Tồn tại lâu nay là nền kinh tế tăng trưởng dựa vào nợ, đe dọa cả nền kinh tế. Tôi e ngại nợ quốc gia, tức là nợ ngoại tệ phải trả hàng năm. 5 năm trước gặp nhiều doanh nghiệp kêu thiếu vốn và hiện nay gặp họ vẫn kêu thiếu vốn. Nền kinh tế không thiếu vốn nhưng nghẽn ở không tiếp cận ở vốn”, ông chỉ ra một yếu tố hạn chế khác.
Theo ông, những điểm nghẽn càng để lâu càng khó gỡ. “Hy vọng Việt Nam trong 10 năm tới phát triển cao hơn nhưng với điều kiện phải khơi thông được thể chế và nguồn lực”.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% được Quốc Quốc hội đặt ra trong năm nay là sự thận trọng cần thiết, theo ông Lịch.
Trong giai đoạn 2011-2015, để kích thích tăng trưởng, Chính phủ đã phát hành 390 nghìn tỷ trái phiếu để giúp thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam bị tắc đầu tư công, tắc BOT, tắc BT, điều này sẽ ảnh hưởng tới 2020, 2021.
“Theo đó, nếu sang năm 2020 mà chúng ta không ‘thông’ được thì sẽ tắc thêm mấy năm nữa, nên có thể thấy vai trò của đầu tư công ảnh hưởng rất lớn”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.