TIỀN ẢO CÓ ĐƯỢC COI LÀ TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH KHÔNG?

Những năm gần đây, tại Việt Nam xảy ra nhiều vụ lừa đảo bán và giao dịch bán Bitcoin giá rẻ. Nhiều người với tâm lý muốn kinh doanh siêu lợi nhuận, và thiếu hiểu biết dẫn đến bị các đối tượng lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Có nhiều người vô tư tin rằng tiền ảo cũng là một loại tài sản, có thể dùng để giao dịch thay tiền mặt. Ngày 1.3, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Văn L đã bị phạt 15 tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. L tung tin và giao dịch bán bitcoin giá thấp cho anh N với giá hơn 5 tỉ đồng. 

BITCOIN CÓ PHẢI TÀI SẢN KHÔNG?

Căn cứ theo Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015:

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, sửa đổi bằng Nghị định 80/2016/NĐ-CP, tại Khoản 6 và 7 Điều 4 có quy định:

– Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.

Như vậy, đối chiếu theo pháp luật hiện hành, Bitcoin không được coi là tài sản, một loại tiền hay là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/7/2017 khẳng định: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)”.

Như vậy, đối chiếu theo pháp luật hiện hành, Bitcoin không được coi là tài sản, một loại tiền hay là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Giao dịch hay thanh toán bằng bitcoin hay litecoin bị coi là hành vi bị cấm. Căn cứ theo điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì hành vi giao dịch, mua bán bitcoin có thể bị xử lý như sau:

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , , ,