THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN KHAI SINH CHO TRẺ BỊ BỎ RƠI

THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN KHAI SINH CHO TRẺ BỊ BỎ RƠI
THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN KHAI SINH CHO TRẺ BỊ BỎ RƠI

Hôm nay, SJKLaw sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thủ tục thực hiện quyền khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tránh những sai sót không đáng có trong quá trình làm hồ sơ.

  • 1. Thẩm quyền giải quyết: UBND cấp xã.

  • 2. Hồ sơ:

  • -Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu Thông tư 04/2020/TT-BTP)
  • -Biên bản ghi nhận việc phát hiện trẻ em bị bỏ rơi
  • -Giấy tờ chứng minh đã thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương đủ thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng mà không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ em
  • -Trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phải nộp kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
  • 3. Trình tự thực hiện

  • -Người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường, xã, thị trấn, nơi trẻ em bị bỏ rơi hoặc qua đường bưu chính
  • -Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. Trường hợp hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hoàn thiện thì thực hiện giải quyết theo quy định.
  • -Khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp-Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
  • 4. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

  • -Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
  • -UBND cấp xã nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông báo, vẫn không tìm được cha, mẹ đẻ của trẻ thì cá nhân hoặc tổ chứcđang tạm nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ.
  • -Trường hợp trẻ bị bỏ rơi là trẻ sơ sinh, cán bộ tư pháp ghi vào sổ đăng ký khai sinh và một bản chính giấy khai sinh theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.

xem thêm: THỦ TỤC NHẬN NUÔI TRẺ BỊ BỎ RƠI

  • -Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh thì cán bộ tư pháp ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định thông tin
  • -Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
  • 5. Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày

  • 6. Kết quả thực hiện: Cấp bản chính Giấy khai sinh

  • 7. Căn cứ pháp lý

  • -Luật nuôi con nuôi 2010
  • -Nghị định 158/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch
  • -Nghị định 06/2012/NĐ-CP 
  • ————————————————-Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:?? ?? ??Ậ? ???? ??????

    Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    Website:https://sjklaw.vn/

    Email: sjk.law@hotmail.com

    Hotline: 0962420486

Tags: , , , ,