QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Quyền và NV của người giám hộ được quy định tại các điều của pháp luật dân sự và một số luật liên quan như Luật hôn nhân và GĐ và Luật baoe về, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài viết dưới đây là bàn về Q&NV của người giám hộ trong phạm vi pháp luật dân sự. Theo đó người làm giám hộ cho người được giám hộ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

1, Người giám hộ phải chăm sóc, giáo dục và bảo vệ người được GH

Xuất phát từ ý nghĩa của việc đặt ra quy định về giám hộ là bảo vệ bảo đảm được một số đối tượng không có điều kiện được chăm sóc giáo dục đầy đủ cũng như bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng đó. Do đó, người giám hộ với vai trò của mình thì phải có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bảo vệ được người mà mình nhận làm giám hộ. Thế nhưng vì đối tượng cần giám hộ được chia làm nhiều loại nên quyền và nghĩa vụ của những người giám hộ đối với từng đối tượng cũng ở từng mức độ tính chất khác nhau

Thứ nhất, Q&NV đối với những người được giám hộ là người chưa thành niên

Theo pháp luật dân sự hiện hành thì người GH có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cũng như tạo điều kiện cho người được giám hộ học tập và giáo dục khi chưa đủ 15 tuổi, và BLDS 2015 cũng không quy định những người giám hộ có NV chăm sóc và giáo dục đối với người được giám họ từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi

Bên cạnh đó, còn quy định NV của người giám hộ là bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của người được GH chưa thành niên. Mặt khác cũng không được làm những hành vi bị nghiêm cấm có ảnh hưởng đến những quyền và lợi ích của đối tượng được giám hộ

Như vậy thì người giám hộ chính là người phải có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện những quyền và lợi ích của người được giám hộ là chăm sóc và dạy bảo cũng như giúp định hướng cho sự phát triển của những người chưa đủ tuổi thành niên trở thành một công dân sống tốt, sống có ích cho xã hội và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của họ

Thứ hai, đối tượng được giám hộ là những người mất NLHVDS và có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của bản thân

Theo quy định của pháp luật dân sự thì nghĩa vụ của người giám hộ đối với đối tượng trên là chăm sóc và bảo đảm việc điều trị bệnh cho những người đó. Bởi người mất NLHVDS là những người mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác nên dẫn đến việc không thể làm chủ được hành vi và nhận thức của mình. Còn những người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi chính là những người đã thành niên rồi nhưng do tình trạng về thể chất hoặc tinh thần nên dẫn đến việc không đủ khả năng nhận thức và khả năng làm chủ về hành vi của mình, thế nhưng những đối tượng đó lại chưa đến mức mất NLHVDS hoàn toàn.

Chính vì vậy, những đối tượng trên ngoài nhu cầu được chăm sóc và nuôi dưỡng thì họ còn có nhu cầu được chữa trị bệnh tật để họ có thể tốt hơn về thể xác và tinh thần.

2, Đại diện cho người được giám hộ

Theo pháp luật thì với tư cách là người đại diện cho người được giám hộ thì người làm GH phải có những nghĩa vụ sau đây

Thứ nhất, đối tượng GH là người chưa thành niên

Đối với đối tượng này thì người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho họ trong một số những giao dịch dân sự, trừ những TH pháp luật có quy định khác. Vấn đề này được quy định chi tiết tại diều 55 pháp luật dân sự và điều 56 về nghĩa vụ của người GH đối với người được GH chưa đủ 15 tuổi và đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp và có tính nhất quán bởi BLDS hiện hành cho phép người chưa thành niên có thể tự mình xác lập và thực hiện được một số iao dịch dân sự.

Thứ hai, đối với những người bị mất NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Đối với đối tượng này thì pháp luật cũng có trách nhiệm đại diện cho những những đối tượng trên trong các giao dịch dân sự

3, Một số Q&NV liên quan đến tài sản

Theo quy định tại khoản 3 DD55 và Điều 56 và 57 pháp luật dân sự đã ghi nhận cụ thể về việc người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được GH bao gồm cả ba đối tượng trên.

 Đối với những người được GH là người chưa thành niên hay người mất NLHVDS thì song song với nghĩa vụ thì họ còn có quyền được sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc và chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu của người được GH, được sử dụng tài sản đó để thanh toán những chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được GH….

Như vậy thì đối với những đối tượng trên thì người giám hộ chính là người có trách nhiệm phải quản lý tài sản của người được giám hộ như chính tài sản của mình. Quy định như vậy để những người làm NV giám hộ có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ tài sản.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,