Quyền tự do ngôn luận hiện nay đang bị lạm dụng và lợi dụng. Họ lợi dụng sự “ẩn danh” trên mạng xã hội và công nghệ, để tung tin không có căn cứ, chưa được xác minh khiến dư luận hoang mang.
Đa số các đối tượng này đều là người có tiếng nói ảnh hưởng đến phần lớn dư luận. Lợi dụng uy tín của bản thân để nói lên quan điểm, đưa thông tin có lợi cho bản thân. Hậu quả gây ra những hệ lụy về nhiều mặt của xã hội như tha hóa đạo đức, nhũng loạn thị trườn tài chính, thiệt hại về đầu tư, hoặc có thể khiến các doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu.
DIỄN BIẾN VỤ VIỆC
Vào ngày 13/04/2022, Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa ra bắt tạm giam đối với Đặng.N.Q. Bị can bị bắt về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.”
Cơ quan điều tra xác nhận từ tháng 02/2020 đến nay, bị can đã đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương. Các thông tin được đăng tải trước khi có công bố chính thức của Bộ Y tế. Mỗi bài đăng đều có hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận.
Đối tượng Q lợi dụng quyền tự do ngôn luận, được quy định trong Hiến pháp, nhằm thu hút và điều hướng dư luận. Các bài viết của đối tượng thường đi kèm theo hình ảnh văn bản của cơ quan chức năng khi chưa công bố. Nội dung chủ yếu về thông tin người nhiễm hoặc cần đưa vào diện cách ly. Hậu quả khiến người dân hoang mang phải sơ tán, chuyển chỗ ở, tích trữ lương thực, gây mất an ninh trật tự.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ theo Điều 331 về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Công dân Việt Nam, theo Hiến pháp 2013 được hưởng quyền tự do ngôn luận tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Tuy nhiên, giới hạn quyền này là phải đi kèm với lợi ích của quốc gia và danh dự nhân phẩm của cá nhân khác trong xã hội.
Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, bàn luận về các vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, phải có giới hạn trong khuôn khổ, không làm ảnh hưởng các quyền khác mà Hiến pháp đang bảo vệ.
Quyền tự do ngôn luận không vi phạm điều cấm được quy định trong Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản pháp luật khác.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486