Quy định pháp luật về thanh tra môi trường tại doanh nghiệp

Quy định pháp luật về thanh tra môi trường tại doanh nghiệp

Theo tôi được biết định hướng chương trình thanh tra năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đề nghị của Thanh tra Chính phủ. Nội dung thanh tra đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, sẽ tập trung vào việc thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành theo từng lĩnh vực của Bộ  tập trung vào các lĩnh vực: Đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo; thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.Với nội dung thanh tra tại các địa phương, Bộ sẽ tập trung vào các lĩnh vực: đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ và thanh tra trách nhiệm.

Xin cho hỏi trong quá trình thực hiện thanh tra môi trường doanh nghiệp, công tác kiểm tra tại doanh nghiệp thì thường làm những công việc gì?

Nội dung tư vấn

Vấn đề bạn hỏi, Luật sư và chuyên gia của Công ty cổ phần phát triển SJK Việt Nam trả lời như sau:

Thanh tra môi trường tại doanh nghiệp khi nào?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Thanh tra 2010 Căn cứ ra quyết định thanh tra khi có một trong các căn cứ sau:

“1. Kế hoạch thanh tra;

2. Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.”

Do đó hoạt động thanh tra được thực hiện tại một đơn vị bất kỳ phải có căn cứ để tiến hành thanh tra. Căn cứ để thanh tra là theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt vào ngày 25/11 hằng năm của Bộ  trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Thanh tra 2010 hoặc thanh tra đột xuất khi phát hiện đơn vị đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 38 của Luật Thanh tra 2010.

Về hình thức thanh tra theo quy định tại Điều 37 Luật Thanh tra 2010 bao gồm:

Một là, hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

Hai là, thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Bốn là, thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Lưu ý:

Đối với hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ các ràng buộc hành chính đó là phải có quyết định thanh tra, phải được thông báo trước cho các đơn vị bị thanh tra để phối hợp và chuẩn bị cho công tác thanh tra dưới bất kỳ hình thức nào.

Khi các đơn vị/doanh nghiệp được thông báo kế hoạch thanh tra của Thanh tra, đơn vị/doanh nghiệp đó cần yêu cầu Đoàn Thanh tra cung cấp hoặc ban hành quyết định thanh  tra của người có thẩm quyền ký.Và trong quyết định thanh tra phải thể hiện về nội dung thanh tra, thời hiệu thanh tra, thời hạn thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đoàn thanh tra và đơn vị được thanh tra theo quy định Luật Thanh tra 2010.

Theo đó, Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra và đề cương gửi đơn vị được thanh tra để tổng hợp báo cáo gửi đoàn thanh tra; Tổ chức công bố quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra cho đơn vị được thanh tra biết.

Nội dung thanh tra về môi trường

Đối với nội dung về thanh tra môi trường để tiến hành thanh tra về môi trường của một đơn vị phải căn cứ vào từng loại hình. Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP: Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành vào ngày 14/02/2015, trước hết phải xác định đơn vị thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đơn giản hoặc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đối với đơn vị theo quy định Nghị định 18/2015/NĐ-CP thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đơn giản hoặc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa lập hoặc đã lập nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải yêu cầu thực hiện.

Đối với đơn vị đã lập thì căn cứ những nội dung cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đơn giản hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt để kiểm tra, đánh giá những nội dung  đơn vị đã thực hiện hoặc chưa thực hiện; những chỉ tiêu đạt, không đạt. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan để có biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.”

Quá trình thực hiện thanh tra môi trường tại doanh nghiệp, công tác kiểm tra tại doanh nghiệp thì thường kiểm tra công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của các đơn vị thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đơn giản hoặc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: