Quy định mới nhất về kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT)

Câu hỏi

Đối tượng nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Kế hoạch bảo vệ môi trường gồm có những nội dung gì?

Trả lời

Vấn đề bạn hỏi, Luật sư và chuyên gia của Công ty cổ phần phát triển SJK Việt Nam trả lời như sau:

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT)

Đối tượng phải lập kế hoạch Bảo vệ môi trường bao gồm dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.

Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

1. Đối tượng phải đăng ký:

a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Theo đó ngoài các đối tượng được nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 18 đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các đối tượng được quy định tại khoản 2 được miễn đăng ký là đối tượng không thuộc cột 5, Phụ lục II mục I của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện có lượng chất phát sinh dưới ngưỡng sau:

  • Lượng nước thải dưới 20 m3/ ngày
  • Chất thải rắn dưới 01 tấn/ngày
  • Khí thải từ dưới 5.000 m3/ giờ

Nội dung kế hoạch Bảo vệ môi trường (BVMT)

Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định nội dung bao gồm:

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

Ngoài ra, nội dung của kế hoạch cần nêu rõ về địa điểm thực hiện. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường; biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.

Hồ sơ cần thiết đăng ký (BVMT) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án theo mẫu số 01 Phụ lục VII . Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  2. Bản lập kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) gồm 03 bản.
  3. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, công ty và doanh nghiệp cần cung cấp thêm một số hồ sơ sau: Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư; Thỏa thuận địa điểm xây dựng; Báo cáo đầu tư; Giải trình kinh tế kỹ thuật; Báo cáo nghiên cứu khả thi; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê đất (nếu có); Sơ đồ vị trí dự án; Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải;Trong một số trường hợp, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

Như vậy, Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã làm rõ thêm các nội dung quy định về việc thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án. Hơn nữa, Nghị định này cũng quy định cụ thể về khối lượng các chất thải để chủ đầu tư dự án có các căn cứ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường đối với quy mô của dự án.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: