1. Khái quát chung:
Theo quy định của BLHS thì phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Trong khi đó, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm; và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS.
Ở đó, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là “hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết”; tức là “không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”; để ngăn chặn, đẩy lui, loại bỏ hành vi tấn công. Nói một cách khác, do tính chất; mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công có thể không lớn; hoặc tương quan lực lượng giữa hành vi tấn công và người phòng vệ… trong hoàn cảnh cụ thể không đòi hỏi người phòng vệ phải chống trả mạnh mẽ như vậy hoặc việc gây thiệt hại lớn cho người có hành vi tấn công để bảo vệ lợi ích của mình.
2. Ví dụ minh họa cụ thể:
Để đánh giá hành vi chống trả là phòng vệ chính đáng; hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; người ta còn có thể căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công. Cũng như tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi chống trả.
Lấy một ví dụ:
B đang ăn cơm tối thì K đến nhà chửi bởi đe dọa giết B. Một lát sau, K đi vào nhà B rút dao chém B nhưng B tránh được. B liền lấy 02 dạo dưới gầm bàn chém một lượt vào vai, cổ K làm cho K bị thương tích nặng phải bỏ chạy; sau đó gục ngã với tỉ lệ tổn thương cơ thể 67%. Với vụ việc trên, tòa án nhận định, việc chống trả của bị cáo đã vượt quá mức cần thiết để thực hiện quyền phòng về của mình. Trong vụ án này, dù bị hại là người có lỗi, đe dọa và dùng hung khí (dao nhỏ) tấn công xâm phạm tính mạng của bị cao.
Tuy nhiên khi tránh được sự tấn công, thay vì lựa chọn biện pháp chống đỡ thích hợp hoặc tìm cách thoát thân thì bị cáo lại dùng 02 dao lớn gây thương tích nặng cho người tấn công. Với tinh chất hành vi, trong hoàn cảnh và hậu quả như vậy, Tòa án nhận định hành vi chống trả gây thương tích nặng cho nạn nhân như vậy là không cần thiết. Vì vậy, Tòa án tuyên phạt B 06 tháng tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS).
Xem thêm: Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
Phân tích trên đây cho thấy, đối với hành vi tấn công mang tính nhỏ nhất, sự tấn công không quyết liệt, tương quan lực lượng nghiêng về phía người phòng vệ nhưng hành vi phòng vệ lại mang tính chất rất mạnh mẽ, sự chênh lệch giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công quá rõ ràng quá mức cần thiết để ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ hành vi tấn công thi hành vi chống trả lại trong trường hợp này không được coi là phòng vệ chính đáng, thậm chí không được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà bị coi là trường hợp phạm tội thông thường.
Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa phòng vệ chính đáng; và trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; chính là ở chỗ phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm.
Người phòng vệ chính đáng không phải chịu TNHS; còn người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của BLHS, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ của mình phải chịu TNHS; nhưng được xem xét giảm nhẹ TNHS.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486