Như chúng ta biết thì hợp đồng tặng cho TS là một loại hợp đồng thông dụng và khá phổ biến trong cuộc sống. Do đó, các loại hợp đồng này cũng vô cùng đa dạng và phong phú, xét dưới mỗi tiêu chí khác nhau thì hợp đồng này lại được phân chia thành các loại tương ứng
1, Phân loại hợp đồng tặng cho TS căn cứ vào điều kiện tặng cho TS
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho tài sản thông thường
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường thì bên được tặng cho nhận lại TS mà không phải thực hiện bất cứ một NV nào. HĐTCTS thông thường được áp dụng phổ biến với trường hợp như làm từ thiện, tặng cho giữa các thành viên trong gia đình hay bạn …
Đối với loại hợp đồng tặng cho TS thông thường thì bên được tặng cho họ không phải thực hiện bất kỳ một NV nào tước hoặc sau khi nhận TS tặng cho
Thứ hai, hợp đồng tặng cho TS có điều kiện
Hợp đồng tặng cho TS có điều kiện là thuật ngữ được dùng tương đương với tặng cho TS có điều kiện được quy định tại Điều 462 Pháp luật dân sự hiện hành là HĐTCTS, theo đó bên được tặng cho muốn được nhận TS tặng cho thì họ phải thực hiện một hoặc là nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện để thực hiện việc tặng cho không được vi phạm những điều cấm của PL, không trái với đạo đức xã hội.
2, phân loại căn cứ vào đối tượng của hợp đồng tặng cho TS
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho Động sản và hợp đồng tặng cho BĐS
PL hầu hết các quốc gia đều phân chia TS thành động sản và BĐS, đây cũng là cách phân loại được ghi nhận tại pháp luật dân sự Việt Nam
Theo đó, hợp đồng tặng cho BĐS là hợp đồng tặng cho TS có đối tượng là BĐS bao gồm các trường hơp sau: một là hợp đồng tặng cho TS quyền sử dụng đất, HĐTC nhà ở, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đại, HĐTC các TS khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình Xây dựng khác.
HĐTC là động sản là các trường hợp tặng cho TS không phải là BĐS như là tặng cho ô tô, xe máy, tiền bạc….
Việc phân loại HĐTC thành HĐTC bất động sản và HĐTC động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một số nội dung liên quan đến hai loại hợp đồng này sau này
Thứ hai, hợp đồng tặng cho TS phải đăng ký SH và hợp đồng tặng cho TS không phải đăng ký sở hữu
Căn cứ vào thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với TS mà TS được phân thành TS đăng ký SH và tài sản không đăng ký SH. Dựa trên cách thức phân loại này thì HĐTCTS cũng được phân loại tương ứng thành HDDTCTS phải đăng ký sở hữu và không phải đăng ký sở hữu
– Hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký thì sẽ có các đối tượng là các loại tài sản phải đăng ký sở hữu theo quy định của PL
Ví dụ: nhà ở, ô tô, xe máy, máy bay…
– Đối với hợp đồng tặng cho TS không phải đăng ký SH là HĐTCTS có đối tượng là TS không phải đăng ký sở hữu
Ví dụ: tiền bạc, gạo bò, vàng, điện thoại…
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS 2015, hợp đồng tặng cho, phân loại, Tài sản