Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với chế định án treo giúp cho chúng ta hiểu rõ về vai trò của hình phạt và chế định; giữa hai cái có nét đặc trưng riêng của chúng. Từ đó, tránh tình trạng nhầm lẫn, hiểu sai.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được hiểu như thế nào?
Được quy định tại Điều 36 BLHS 2015.
Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc. Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội; mà được giao cho cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền nơi người đó làm việc hoặc cư trú. Những nơi đó sẽ giám sát, giáo dục.
Khi họ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có nơi cư trú rõ ràng; và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly khỏi xã hội; đủ để giáo dục, cải tạo họ thành người tốt.
Án treo được hiểu ra sao?
Ở phương diện nhất định, Điều 65 BLHS 2015 không trực tiếp giải thích thuật ngữ “án treo”. Cụ thể, chỉ nói về điều kiện cho hưởng án treo.
Theo đó:
“Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội; và các tình tiết giảm nhẹ; nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách; từ 01 năm đến 05 năm; và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách; theo quy định của Luật Thi Hành án hình sự” (khoản 1, Điều 65)
Có thể thấy, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Nó được áp dụng đối với người đã bị kết án phạt tù không quá 3 năm. Không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù; khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
Hơn nữa, một mặt, thể hiện tính khoan hồng, tính nhân đạo trong pháp luật hình sự của nhà nước ta. Mặt khác, thể hiện chính sách nghiêm trị kết hợp với giáo dục, khoan hồng của Nhà nước.
Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với chế định án treo:
Giữa hình phạt cải tạo không giữ; và chế định án treo có sự khác nhau về bản chất pháp lý.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, người bị kết án bị Tòa án quyết định hình phạt – hình phạt cải tạo không giam giữ. Khi bị tuyên cải tạo không giam giữ, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ; và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước.
Trong khi đỏ, án treo lại là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt tù. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung. Đó có thể là phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc các công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 65 BLHS).
Mặc dù vậy, về nội dung, cả cải tạo không giam giữ và án treo đều giáo dục cải tạo người bị kết án nhưng không cách ly họ khỏi đời sống xã hội, cơ quan có thẩm quyền giảm sát người bị kết án là cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: án treo, cải tạo không giam giữ, hình sự, phân biệt