MUA BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ THÂN NHÂN
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (quy định tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia).
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ 4,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Từng đối tượng khác nhau có quy định riêng về mức đóng như dưới đây:
Nhóm thứ nhất, đối với các đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng Bảo hiểm y tế là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
Nhóm thứ hai, đối với các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Nhóm thứ ba, đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.
- Lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội
- Cơ quan tiếp nhận:Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện
- Cơ quan thực hiện:UBND cấp huyện
- Đối tượng thực hiện:Công dân Việt Nam
- Điều kiện về chủ thể:Không
-
Thành phần hồ sơ:01 bộ
+ Bản khai cá nhân (mẫu BH1 hoặc mẫu BH2);
+ Các loại giấy tờ liên quan đối với người có công với cách mạng;
+ Xác nhận hoặc đề nghị của UBND phường, xã.
- Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
- Cách thức tiếp nhận:
+ Trực tuyến
+ Trực tiếp
+ Dịch vụ bưu chính
-
Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); chuyển Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý.
+ Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm định hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng ký và gửi Bảo hiểm xã hội quận, huyện cấp thẻ.
+ Bước 4: UBND cấp huyện nhận thẻ từ Bảo hiểm xã hội quận, huyện và giao cho công chức cấp xã.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 11 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
+ Tại UBND cấp huyện: 04 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi chuyển hồ sơ cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện – bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ).
+ Tại Bảo hiểm Xã hội quận, huyện: 05 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đến khi có kết quả xử lý). Trong thời gian không quá 02 ngày sau khi có kết quả xử lý, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải nhận kết quả từ Bảo hiểm xã hội quận, huyện và bàn giao cho UBND cấp xã.
- Cơ sở pháp lý
+ Luật Bảo hiểm y tế 2008
+ Nghị định 31/2013/NĐ-CP – Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
+Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH – Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
+Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH
+Nghị định 146/2018/NĐ-CP
———————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: Luật bảo hiểm y tế 2008, Nghị định 31/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng