1. Một số những bất cập về nguyên tắc BTTH
BTTH ngoài hợp đồng là một trong những loại tranh chấp dân sự khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Chính vì thế nên trên thực tế khi các quy định vào những vụ việc cụ thể mà đặc biệt là những vụ việc có tính chất phức tạp thì còn xảy ra nhiều khó khăn, vướng mắc, dưới đây là một số kk tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời…” .
Hiểu về bồi thường toàn bộ là việc thiệt hại xảy ra trên thực tế bao nhiêu thì phải được bồi thường lại đúng bấy nhiêu, bồi thường phù hợp. Tuy nhiên, như chúng ta biết liệu rằng thiệt hại xảy ra trên thực tế có được bồi thường toàn bộ đúng như thiệt hại đã xảy ra hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người bị thiệt hại có đưa ra được đầy đủ căn cứ chứng minh cho tất cả loại thiệt hại không (có những thiệt hại rất khó chứng minh như tiền xe ôm đi lại để kiểm tra sức khỏe…);
Thứ hai, nguyên tắc BTTH được quy định tại khoản 2 và khoản 4 điều luật trên cũng để lại những mâu thuẫn nhất định mà khi áp dụng vào trường hợp cụ thể trên thực tiễn sẽ khó xác định được nguyên tắc nào sẽ được áp dụng.
Chẳng hạn như nếu trong trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì việc BTTH sẽ theo nguyên tắc ở khoản 2 hay khoản 4. Theo quan điểm của tôi thì không thể áp dụng khoản 4 bởi như thế người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường. Do đó, chỉ có thể áp dụng khoản 2 để xem xét việc có giảm mức BTTH cho người phải bồi thường hay không?
Thứ ba, Nhà làm Luật quy định rằng: Khi bên bị thiệt hại mà có lỗi trong việc gây thiệt hại thì họ có lẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” .Vậy, thiệt hại không được bồi thường theo quy định trên cần được hiểu như thế nào cho đúng?
Với trường hợp mỗi bên đều có lỗi cố ý, đều bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe,… thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu cả hai bên đều có lỗi cố ý, nhưng thiệt hại mà bên bị thiệt hại gây ra cho bên gây thiệt hại không đáng kể, còn thiệt hại mà bên gây ra thiệt hại cho bên bị thiệt hại tính toán được bằng con số cụ thể thì liệu tòa án có xem xét mức độ lỗi của bên bị thiệt hại khi ấn định mức BTTH đối với bên gây ra thiệt hại không?
Mặt khác khoản này chỉ có thể được áp dụng khi chứng minh được có THTT xảy ra do phía bên bị thiệt hại đã gây ra. Nghĩa là, phải có thương tích cụ thể hoặc thiệt hại về vật chất mà có thể cân, đong, đo đếm được. Vậy trong trường hợp không có ai chứng minh được THTT mà bên gây thiệt hại phải gánh chịu như thiệt hại về danh dự phải do bị sàm sỡ … thì liệu Tòa án có áp dụng khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 khi Tòa án xét xử để ấn định TNDS không? Bởi không gây ra thương tích gì, nhưng không có nghĩa là không có thiệt hại xảy ra.
-
Một số kiến nghị hoàn thiện
Từ những phân tích trên, xét thấy pháp luật hiện hành còn một số bất cập trong nguyên tắc TNBTTH. Do đó, xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định với nhau, theo tôi, khoản 4 Điều 585 phải được sửa đổi cho phù hợp
cụ thể như sau: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Thêm câu “trừ trường hợp luật có quy định khác” bởi vì điều này sẽ tránh được những mâu thuẫn với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2005. Đồng thời, có thể coi điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015 chính là một trong những trường hợp luật có quy định khác mà khoản 4 Điều 585 năm 2015 nhắc đến.
Thứ hai, Khoản 5 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 nên được sửa đổi theo hướng như sau
thêm cụm từ “một phần hoặc toàn bộ” góp phần bảo đảm được tối đa quyền lợi của người bị thiệt hại. Hoặc sửa đổi theo hướng : người bị thiệt hại có khả năng, bằng các biện pháp an toàn, hợp lý và tương xứng, để giảm mức độ thiệt hại của mình hoặc tránh tình trạng tăng nặng của nó, thì việc không thực hiện sẽ dẫn đến việc giảm mức bồi thường.
Ngoài ra còn một số vấn đề khác cũng cần được hướng dẫn một cách cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật như: người bị thiệt hại có nghĩa vụ áp dụng biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế đối với những loại thiệt hại nào? Những biện pháp nào được xem cần thiết, hợp lý ? Các chi phí phát sinh từ việc áp dụng những biện pháp này có được xem là thiệt hại để được bổi thường không và việc xác định những chi phí này.
Thứ ba, kiến nghị bổ sung thêm một khoản ở Điều 585 như sau: “Trong TH người gây ra TH(thiệt hại) và người bị TH đều có lỗi thì người gây thiệt hại và người bị thiệt hại sẽ chịu TNBT tương ứng với mức độ lỗi của mình.”
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS 2015, Bồi thường thiệt hại