Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần

Thưa luật sư, Công ty tôi là công ty Cổ phần chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng. Công ty được thành lập từ năm 2018 và được hoạt dộng cho đến nay với 4 người bao gồm tôi, Tuấn, Hoàng và Hùng cùng góp vốn với tỉ lệ tương tự là 25:20:30:25. Vì những lý do khác nhau nên tôi muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tôi đang sở hữu sang cho ông Nam thì có được không? Cảm ơn luật sư!

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020

Theo quy định tại tại điểm d khoản 1 Điều 111 luật doanh nghiệp quy định:

“d. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của luật này;”

Như vậy mọi cá nhân, tổ chức có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình trừ trường hợp bị pháp luật cấm và nó được cụ thể trong khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của luật doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các cổ đông sáng lập của công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Theo thông tin mà quý khách hàng cung cấp thì tôi được biết công ty được được thành lập từ năm 2018 cho đến này thì công ty hoạt động chưa quá 03 năm bởi vậy khi quý khách hàng là cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng số cổ phần của mình sẽ bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 120. Qúy khách hàng muốn chuyển nhượng 25% cổ phần của mình cho anh Nam không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Khi tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần của quý khách hàng thì quý khác hàng không có quyền tham gia biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

Một số lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần.

– Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó trong trường hợp chưa quá 03 năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh mà chuyển nhượng cổ phần không phải cho cổ đông sáng lập khác.

– Trong hợp đông, các bên phải quy định cụ thể, chặt chẽ về điều khoản thanh toán, phương thức và điều kiện thanh toán. Bởi đây là những vấn đề dễ phát sinh tranh chấp nhất đối với việc chuyển nhượng hay mua bán cổ phần có thể gặp nhiều rủi ro.

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020

3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông , khi đó thì cổ phần này được chuyển nhượng tự do không bị hạn chế bởi quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên nếu quý khách hàng  có sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không thể chuyển nhượng số cổ phần là cổ phần ưu đãi biểu quyết đó, số lượng cổ phần ưu đãi biểu quyết này chỉ có hiệu lực 03 năm theo quy định của pháp luật sau thời hạn này thì cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và khi đó quý khách hàng với có quyền tự do chuyển đổi số cổ phần này.

Quy trình nội bộ cần tiến hành

  • Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.Lưu ý khi chuyển nhượng cố phần của cổ đông sáng lập
  • Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Hồ sơ thủ tục chuyển nhượng cổ phần

  1. Quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
  2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các bên
  3. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Những công việc cần làm sau khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần kết thúc sau khi tên của người được nhận chuyển nhượng được ghi trong Sổ đăng ký cổ đông. Tên của người chuyển nhượng không còn trong Sổ đăng ký cổ đông. Công ty cổ phần sẽ cấp cổ phiếu cho cổ đông mới (người được nhận chuyển nhượng).

Sau khi chuyển nhượng sẽ thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân. Mỗi lần chuyển nhượng sẽ chịu thuế suất 0,1%

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.                

Tags: ,