HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬN NUÔI CON NUÔI

HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬN NUÔI CON NUÔI
HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬN NUÔI CON NUÔI

Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.

   Việc nhận nuôi con nuôi nhằm :

+ bảo đảm trẻ em có quyền có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm sóc, được sống trong tình cảm của cha, tình yêu của mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình, được trưởng thành dưới sự giáo dục, định hướng của cha, mẹ;

+ Đồng thời,  bảo đảm quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con…), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.

Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã có những ưu tiên về việc hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nhận nuôi con nuôi như sau:

  1. Lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội
  2. Cơ quan tiếp nhận:Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh
  3. Cơ quan thực hiện:Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh
  4. Đối tượng thực hiện:Công dân Việt Nam
  5. Điều kiện về chủ thể:

Lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ phải nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động nghỉ việc để thực hiện biện pháp tránh thai.

  1. Thành phần hồ sơ:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú

Bản chính: 1

Bản sao: 0

+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

  1. Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
  2. Cách thức tiếp nhận:

+ Trực tuyến

+ Trực tiếp

+ Dịch vụ bưu chính

  1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

10. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    11. Cơ sở pháp lý

LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014

+ Nghị định 115/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

+ Nghị định 143/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486